Mẹo nhỏ bỏ túi cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Viết bởi: Trần Anh Ngày đăng: 29/08/2023 FOREVER trên FOREVER trên googlenews
Mẹo nhỏ bỏ túi cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Trong khi ngủ, thùy trước tuyến yên trong não của trẻ em tiết ra hormon tăng trưởng nên giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của trẻ. Do đó các rối loạn giấc ngủ ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ gây trở ngại đáng kể trong các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần thậm chí cảm xúc. Hãy cùng bài viết tìm hiểu rối loạn giấc ngủ ở trẻ là gì và một số mẹo nhỏ khắc phục tình trạng này nhé!

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ là gì?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là hội chứng khi trẻ đang ngủ đột nhiên thức giấc nhiều vào ban đêm, ngủ ngắn hơn mà không rõ lý do. Giai đoạn này có thể kéo dài một tháng hoặc vài tháng.

Bố mẹ cần lưu ý rằng, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau:

  • Trẻ từ 0-2 tháng tuổi cần ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày

  • Trẻ từ 2-12 tháng tuổi cần ngủ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày

  • Trẻ 1-3 tuổi cần ngủ 10-16 tiếng mỗi ngày

  • Trẻ 3-5 tuổi cần ngủ 11-15 tiếng mỗi ngày

Chứng rối loạn giấc ở trẻ xảy ra khi trẻ không ngủ đủ giấc, khó vào giấc, giấc ngủ bị gián đoạn vì nhiều lý do khách quan, chủ quan. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều ngày, có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Việc giấc ngủ không đảm bảo sẽ khiến bé buồn ngủ vào ban ngày, cáu kỉnh, khó khăn trong sinh hoạt.

Mỗi trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau

Mỗi trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau

Có những dạng rối loạn giấc ngủ nào?

Chứng rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ dùng để chỉ hội chứng ngủ không sâu giấc, ngủ gián đoạn nhưng hội chứng này cũng có nhiều hình thức khác nhau:

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ hay gặp

  • Rối loạn kích thích: Tình trạng rối loạn kích thích giấc ngủ phổ biến ở 17,3% trẻ từ 3-13 tuổi; 3-5% trẻ trên 15 tuổi và có xu hướng di truyền. Bố mẹ có thể phát hiện con bị rối loạn kích thích giấc ngủ khi thấy trẻ có dấu hiệu ngủ say khó đánh thức; khả năng phản hồi chậm khi bị đánh thức; nói lắp, nói mơ; lú lẫn sau khi thức tỉnh.

  • Mộng du: Tình trạng mộng du xuất hiện ở 17% trẻ em, 4% ở người lớn và thường gặp ở trẻ 8-12 tuổi, bệnh hay xảy ra ở nam giới có có xu hướng di truyền. Nếu ba mẹ đã từng bị mộng du thì tỉ lệ con gặp tình trạng này lên đến 45%. Nếu cả bố và mẹ đều bị mộng du thì trẻ có 60% khả năng mắc bệnh. Dấu hiệu trẻ bị mộng du là kích động khi ngủ, khó đánh thức, mở mắt khi ngủ và thường xảy ra trong nửa đầu của giấc ngủ. Trẻ có thể bị rối loạn kích thước hỗn hợp hoặc kinh hoàng khi ngủ.

  • Ác mộng: Tỷ lệ trẻ gặp ác mộng khi ngủ là 10-50% ở trẻ 3-5 tuổi và khởi phát ở trẻ 3-6 tuổi, cao nhất từ 6-10 tuổi. Các triệu chứng bệnh bao gồm: trẻ hay gặp những giấc mơ khó chịu, tăng phản ứng giao cảm khi ngủ (tăng nhịp tim và hô hấp, điện di). Ác mộng thường xảy ra trong nửa sau của giai đoạn ngủ và nhớ rõ ràng về sự kiện. Ác mộng có thể gây ra rối loạn tâm trạng và rối loạn căng thẳng sau giấc ngủ.

  • Rối loạn giai đoạn ngủ muộn: Tỷ lệ này phố biến ở 7-16% thanh thiếu niên. Bệnh hay khởi phát ở tuổi vị thành niên và có đến 40% trẻ rối loạn giai đoạn ngủ muộn do cha mẹ có tiền sử bị tình trạng này. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ khó đi vào giấc ngủ, thức giấc vào nửa điểm hoặc thức cả đêm.

Rối loạn giấc ngủ thường gặp tình trạng mộng du, ác mộng

Rối loạn giấc ngủ thường gặp tình trạng mộng du, ác mộng

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ ít gặp

  • Khó thở khi ngủ: 1-5% trẻ em khó thở khi ngủ và khởi phát từ trẻ trong độ tuổi 2-8 tuổi. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ có bất thường về sọ, hội chứng down, bệnh thần kinh cơ, chứng teo đường mật… Dấu hiệu điển hình của chứng khó thở khi ngủ ở trẻ là ngáy, tư thế ngủ không bình thường, đái dầm vào ban đêm, nhức đầu vào buổi sáng; tâm trạng khó tập trung, buồn ngủ quá mức vào ban ngày (ít phổ biến).

  • Sợ hãi khi ngủ: Tỷ lệ trẻ gặp triệu chứng này là 1-7% và khoảng 2.2% người lớn có thể gặp tình trạng này khi ngủ. Bệnh thường khởi phát trong thời thơ ấu với những dấu hiệu như cảm nhận được nỗi sợ hãi dữ dội (la hét, khóc lóc, bối rối); khó đánh thức và thường xảy ra trong nửa đầu giai đoạn ngủ

  • Hội chứng chân tay bồn chồn: Hội chứng này xảy ra khoảng 2% trẻ em thường xảy ra nhiều hơn ở bé gái và có di truyền. Dấu hiệu thường gặp như cử động chân tay loạn xạ kèm cảm giác khó chịu, thường bắt đầu vào buổi tối, và nặng nề hơn khi nghỉ ngơi. Tỷ lệ phổ biến cao hơn ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý.

Một trong những biển hiện của rối loạn nhẹ là trẻ la hét, sợ hãi trước khi vào giờ ngủ

Một trong những biển hiện của rối loạn nhẹ là trẻ la hét, sợ hãi trước khi vào giờ ngủ

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Các nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ rất đa dạng. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và thể chất của trẻ đều có thể khiến chúng mất ngủ, khó ngủ, hay thức dậy. Một số yếu tố gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ bao gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng bao gồm cả rối loạn lo âu

  • Do đói, tã bẩn ở trẻ nhỏ

  • Do bệnh lý như mệt mỏi, tăng động,tim bẩm sinh…

  • Phòng ngủ hoặc chỗ ngủ không tốt: giường nệm không thoải mái, ồn ào, nhiều ánh sáng, quá nóng, quá lạnh,...

  • Có thói quen ngủ không nhất quán, sử dụng các thiết bị điện tử trên giường và ăn quá muộn vào ban đêm. 

Tã bẩn, đói bụng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của con

Tã bẩn, đói bụng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của con

Một số mẹo giúp trẻ ngủ sâu giấc

Để trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo hay từ dân gian, trước hết, cần tạo điều kiện ngủ tốt cho nhất bé:

  • Cho trẻ ngủ đủ vào ban ngày: Cha mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc vào ban ngày, đảm bảo cơ thể khỏe khoắn, dễ ngủ hơn vào ban đêm. Tuy nhiên không phải vì thế mà cho trẻ thức vào ban ngày vì có thể khiến bé quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm. Ba mẹ nên chú ý cân bằng lịch sinh hoạt một cách sinh hoạt.

  • Điều chỉnh cữ bú: Cắt giảm bú đêm sẽ giúp giấc ngủ của bé dài hơn, tránh bị gián đoạn. Tuy nhiên, thói quen này cần điều chỉnh từ từ không nên quá hồi thúc làm ảnh hưởng đến trẻ để giấc ngủ tự nhiên hơn. Tuy nhiên, ba mẹ không nên cho bé vận động quá mạnh hoặc chịu kích thích quá mức, vì điều này dễ khiến bé dễ bị ngủ mơ 

  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Hãy để giấc ngủ của con là khoảng thời gian thư thái nhất. Để bé ngủ ngon, sâu giấc, ba mẹ hãy đưa trẻ rời xa các thiết bị điện tử. Thay vào đó, ba mẹ hãy ôm con vào lòng, đọc truyện, hát ru hoặc massage để con cảm nhận được tình yêu của và sự quan tâm của ba mẹ.

Đối với trẻ sơ sinh, bé cần đảm bảo ngủ 15-18 tiếng mỗi ngày, khoảng 2-3 tiếng mỗi cữ, không phân biệt ngày đêm. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thần kinh và hình thành cảm xúc của trẻ. Và để bé ngủ ngon, sâu giấc, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian như:

  • Đặt dao cùn ở đầu giường sẽ giúp xua đuổi ma quỷ, tà khí có thể đang trêu chọn con.

  • Làm gối đinh lăng: Theo quan niệm dân gian, đinh lăng là loại thảo dược tốt cho sức khỏe, mùi hương dịu nhẹ, mang lại tác dụng an thần, ổn định giấc ngủ nên có nhiều người lợi dụng đều này để làm gối ngủ ngon cho trẻ.

  • Đặt vỏ cam, quýt, chanh trong phòng ngủ vì tinh dầu từ những loại quả này giúp thư thái tinh thần, điều hòa lưu thông máu, từ đó đưa trẻ vào giấc ngủ êm ái và nhẹ nhàng.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Bố mẹ cần phát hiện sớm và có cách chữa trị kịp thời để cải thiện chất lượng giấc ngủ, đảm bảo điều kiện phát triển cho trẻ ngay từ sớm.

Các tin khác