Bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ngồi văn phòng hàng giờ liền của một bộ phận người trẻ. Do đó, các loại gối chống giãn tĩnh mạch trở thành sản phẩm quen thuộc, mang đến tác dụng không nhỏ trong việc hạn chế cơn đau của bệnh. Vậy sản phẩm này là gì, lựa chọn gối kê chân giãn tĩnh mạch thế nào chất lượng, phù hợp hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy tĩnh mạch) là một tình trạng y tế liên quan đến sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể. Tĩnh mạch là các mạch máu trở về tim, chịu trách nhiệm đưa máu trở lại tim sau khi đã cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân và bàn chân
Khi tĩnh mạch suy giãn, các van trong tĩnh mạch không hoạt động tốt, không thể ngăn chặn hiệu quả sự trào ngược của máu từ lòng mạch xuống dưới. Kết quả là máu tụ tập lại và gây áp lực lên thành tĩnh mạch, gây ra những biểu hiện và triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể bao gồm:
- Sưng, đau và mệt mỏi ở chân và bàn chân.
- Da chân và mắt cá hiện tượng bị thâm.
- Sự xuất hiện của các tia màu xanh hoặc mạng lưới trên da.
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ngáy ở vùng chân và chân.
Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa được rõ ràng, nhưng có một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm tuổi tác, di truyền, tình trạng thừa cân hoặc béo phì, thời gian dựa cự, việc thường xuyên đứng lâu và sự ảnh hưởng của hormone nữ trong thai kỳ.
Để chẩn đoán và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch. Phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng đồng tĩnh mạch, thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và triệu chứng của bệnh.
Gối chống giãn tĩnh mạch là gì?
Ngoài việc kết hợp điều trị, phẫu thuật tại bệnh viện, người bị giãn tĩnh mạch có thể cải thiện tình trạng bệnh thông qua thói quen sinh hoạt hàng ngày, trong đó có việc sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch.
Vậy gối chống giãn tĩnh mạch là gì?
Bằng thiết kế đặc thù, gối giúp giảm áp lực máu lên chân, kích thích tuần hoàn hiệu quả
Gối chống giãn tĩnh mạch là loại gối có cấu tạo đặc biệt, được sử dụng trong ngành y tế dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch. Gối thường có thiết kế hình vá, cấu tạo gợn sóng nhẹ nhàng, một đầu thấp và một đầu cao, phù hợp với hình dạng và kích thước của chân và mắt cá chân. Nó được làm bằng vật liệu mềm mại như mút xốp hoặc sợi polyester có tính năng nén và đàn hồi. Gối có thể được đặt dưới chân và mắt cá khi nằm nghỉ hoặc ngủ, nhằm giúp nâng cao đôi chân và tạo ra một góc nghiêng nhất định.
Bằng cách sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch, áp lực trên tĩnh mạch chân và mắt cá có thể được giảm, giúp khuếch tán máu trở lại tim một cách hiệu quả hơn. Điều này có thể giảm sưng, đau và mệt mỏi ở chân và bàn chân, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ phát triển các vấn đề tĩnh mạch khác.
Vai trò của gối giãn tĩnh mạch
Không phải tự nhiên gối giãn tĩnh mạch trở thành chân ái, được các bác sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân sử dụng trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi. Với thiết kế giúp nâng phần chân người bệnh cao hơn so với tim, gối mang lại những lợi ích cụ thể như sau:
Giảm áp lực, cải thiện tuần hoàn
Gối giãn tĩnh mạch được thiết kế để tạo ra một góc nghiêng nhất định khi đặt dưới chân và mắt cá. Việc nâng cao đôi chân và tạo ra góc nghiêng này giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch chân và mắt cá. Điều này giúp hỗ trợ lưu thông máu và ngăn chặn hiện tượng máu trào ngược xuống dưới, làm giảm sưng, đau và mệt mỏi ở chân và bàn chân.
Cải thiện lưu thông máu
Khi đặt chân lên gối giãn tĩnh mạch, nó tạo ra sự kích thích và kích hoạt sự lưu thông máu trong các tĩnh mạch. Việc tăng cường lưu thông máu giúp cung cấp dưỡng chất và oxy giàu cho các mô và tế bào, đồng thời giúp loại bỏ chất thải và độc tố tích tụ. Điều này có thể giúp tăng sức khỏe và cải thiện sự thoải mái của chân.
Gối được sử dụng trong nhiều trường hợp, đem lại cảm giác thư giãn cho người dùng
Giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch & các biến chứng
Bằng cách giảm áp lực và cải thiện lưu thông máu, gối giãn tĩnh mạch có thể giúp giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như sưng, đau, mệt mỏi và ngứa ngáy ở chân và bàn chân. Nó cung cấp một phương pháp đơn giản và thuận tiện để giảm bớt khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị suy giãn tĩnh mạch.
Top 7 loại gối giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu gối giãn tĩnh mạch khác nhau. Bạn có thể dựa vào bảng so sánh dưới đây để lựa chọn gối chống giãn tĩnh mạch phù hợp nhất.
Loại gối | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm | Giá thành |
Gối Hanako | Gối phù hợp với người dưới 1m5. Thiết kế dốc 45 độ với ruột làm từ PU foam mềm, đàn hồi, thông thoáng |
|
Không phù hợp với những người có chiều cao trên 1m50. | 600-800k |
Gối Ema | Gối dài đến 65cm với độ dốc kéo dài từ bàn chân đến bắp chân, giúp máu về tim dễ dàng. Gối phù hợp với người cao đến 1m8 |
|
|
685,000₫ – 775,000₫ |
Gối Clara | Gối này có thể dùng để chống trào ngược dạ dày, chống giãn tĩnh mạch, hỗ trợ mẹ bầu ngủ ngon, hạn chế tê bì chân tay, chuột rút |
|
Thấm hút mồ hôi kém, dễ gây hầm bí | ~ 600.000đ |
Gối Yorokobi | Là sản phẩm "made in Vietnam" chất lượng và giá thành hợp lý. Thiết kế độc quyền với đường lượn sóng ôm trọn đường cong của chân, nâng đỡ bắp chân khi sử dụng |
|
Vỏ gấm nên hơi nóng, dễ trơn trượt | 750.000 - 850.000đ |
Gối Light Ease | Gối có phần ruột bằng bọt hoạt tính và vỏ bằng nhung mềm. Độ nghiêng cao nhất là 45 độ, có rãnh trũng ôm trọn bắp chân |
|
Giá tương đối cao, trên 1 triệu 7 | ~ 500.000đ |
Gối Wey & Fly | Là dạng gối bơm hơi, khi không dùng có thể tháo hơi ra, tiện lợi khi đi xa. Vỏ bằng nhựa PVC, bơm căng đạt độ nghiêng 45 độ. |
|
|
~ 500.000đ |
Gối Abco Tech | Gối được làm từ bột gel hoạt tính với kích thước là 60x53x20 cm (DxRxC), độ dốc liên tục từ bàn chân đến bắp đùi giúp giảm áp lực tốt, tạo cảm giác thoải mái. Có thể dùng để gác chân, gối đầu hoặc tựa lưng |
|
|
~ 550.000đ |
Những sai lầm khi dùng gối kê chân giãn tĩnh mạch
Gối chống giãn tĩnh mạch có tác dụng tốt nhưng nếu không biết kê chân đúng cách có thể đem lại biến chứng tai hại. Dưới đây là một số lỗi bệnh nhân hay mắc phải khi sử dụng:
- Dùng gối quá cao: Gối quá cao thì không thoải mái còn gối quá thấp lại không mang đến tác dụng hỗ trợ xứng đáng. Chiều cao chuẩn của gối kê chân giãn tĩnh mạch là từ 25-28cm so với mặt giường.
Gối chống giãn tĩnh mạch phải đảm bảo độ cao vừa phải để tránh hiện tượng căng cơ chân
- Gác chân quá căng và thẳng trên gối: ưu tiên chọn gối có thiết kế gợn sóng để vừa ôm trọn bắp chân, vừa giảm sức căng, tránh mỏi cơ, chuột rút.
- Phần gót chân không được kê cao: nếu bạn chỉ kê cao đầu gối và đùi sẽ khiến dòng chảy của máu từ cổ chân đến đầu gối bị ứ lại, cản trở tuần hoàn và tạo áp lực lên mạch máu. Về lâu dài sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Ngoài việc sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch phù hợp, bạn nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc ngâm chân nước ấm trước khi ngủ để hạn chế những phiền toái do bệnh mang lại. Chúc bạn thành công!