Nguyên nhân và cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ em

Viết bởi: Trần Anh Ngày đăng: 31/08/2023 FOREVER trên FOREVER trên googlenews
Nguyên nhân và cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ em

Ngủ ngáy là một dạng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe. Bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ để khắc phục tình trạng, giúp bé có một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn và nâng cao sức khỏe cho bé.

Ngủ ngáy là hiện tượng xảy ra khi lượng không khí lớn đi vào đường thở tạo vùng hẹp, làm cho niêm mạc xung quanh bị rung và tạo nên âm thanh thoát ra ngoài miệng, gọi là ngáy. Vùng hẹp này có thể ở mũi, miệng, hoặc ở họng. 

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy

Biển hiện ngáy thường xuyên lúc ngủ sẽ dễ dẫn đến chứng rối loạn hơi thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp sau đây sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ, ví dụ như:

  • Bệnh lý về đường hô hấp: Trẻ bị viêm xoang, phong mũi, viêm amidan, amidan quá to hay phì đại amidan sẽ gây nên hiện tượng trẻ ngủ ngáy.

  • Do bẩm sinh: cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài hay những bất thường về hàm dưới, lưỡi của trẻ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngáy khi ngủ ở trẻ

  • Các bệnh lý khác: béo phì, dị ứng khói thuốc lâu ngày cũng có nguy cơ gây rối loạn thở khi ngủ. Trẻ béo phì, lớp mỡ bám dày ở cổ họng, khiến cổ họng hẹp đi gây rối loạn thở khi ngủ và dẫn đến tình trạng ngủ ngáy. Khi tiếp xúc, dị ứng thuốc lá lâu ngày khiến cơ quan hô hấp của trẻ kém đi, trẻ thường khò khè khi thở, khi ngủ dẫn đến rối loạn thở, rối loạn giấc ngủ.

Những bệnh lý về đường hô hấp có thể gây ra ngủ ngáy ở trẻ em

Những bệnh lý về đường hô hấp có thể gây ra ngủ ngáy ở trẻ em

Ngủ ngáy không những ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn gây khó chịu cho người ngủ cùng. Bên cạnh đó, nguy hại đáng lo về sức khỏe của trẻ nhỏ khi ngủ ngáy không dừng lại ở việc cản trở sự phát triển trí não của trẻ mà còn dẫn đến tình trạng ngưng thở, thậm chí tử vong khi ngủ.

Nguyên do là bởi các phần mềm, niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và thiếu dưỡng khí ở não. Khi đó não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Những rối loạn này nếu diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bé ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, thường thức dậy nửa đêm hoặc ngủ ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không được nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, trẻ mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần dẫn đến giảm trí nhớ. 

Bệnh ngủ ngáy ở trẻ nhỏ còn có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim… và nguy hiểm nhất là chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài. Việc ngủ ngáy cũng khiến trẻ mệt mỏi, khó tập trung học hành do thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm, hệ tim mạch cũng vì thế mà bị tổn thương sau một thời gian dài.

Phân loại tình trạng ngủ ngáy ở trẻ

Ngủ ngáy sinh lý

Ngủ ngáy sinh lý hay còn được gọi là ngủ ngáy triệu chứng. Nguyên nhân chính thường gặp khi trẻ có nhiều gỉ mũi, đường thở của trẻ sơ sinh bị hẹp, nhỏ dẫn đến sự ma sát không khí trong khoang mũi, dẫn đến tình trạng ngủ ngáy. Triệu chứng này sẽ mất dần đi khi trẻ lớn lên, hệ hô hấp mở rộng ra hoặc ngủ ngáy sinh lý xuất hiện khi thời tiết thay đổi bất thường. 

Ngủ ngáy bệnh lý

Ngủ ngáy bệnh lý hay còn gọi là ngủ ngáy thói quen. Nếu trẻ 3-10 tuổi vẫn thường xuyên ngáy to, bố mẹ không nên chủ quan và nên tìm hiểu, điều trị cho bé thật sớm. Lúc này tình trạng ngạt khí ở cuống họng xảy ra sẽ khiến hai lá phối, não thiếu oxy. Rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy bệnh lý diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở, khó ngủ. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng não không được nghỉ ngơi, dẫn đến suy giảm trí tuệ hoặc phản ứng tâm lý cáu gắt ở trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, ngủ ngáy sẽ làm giảm sản xuất hormone tăng trưởng, tăng nguy cơ béo phì hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch và chức năng phổi.

Cảnh báo về hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ em

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau, bố mẹ cần theo dõi và có cách chữa trị kịp thời.

Khi nào bình thường?

Chứng ngủ ngáy ở trẻ em nếu chỉ xuất hiện ít, thỉnh thoảng mới ngáy kèm theo tiếng thở khò khè, nghẹt mũi hoặc trẻ thở bằng miệng thì có thể xem là hiện tượng bình thường, ba mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng sẽ mất đi ở giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ hoặc khi tình trạng nhiễm trùng hô hấp được cải thiện. 

Ngáy ngủ xuất hiện ít kèm theo tiếng thở khò khè có thể là trạng thái bình thường của trẻ nhỏ

Ngáy ngủ xuất hiện ít kèm theo tiếng thở khò khè có thể là trạng thái bình thường của trẻ nhỏ

Khi nào bất thường?

Trẻ nhỏ ngủ ngáy với âm thanh quá lớn, kéo dài trên 3 ngày/tuần hoặc có hiện tượng tạm ngưng thở khi ngủ, ba mẹ tuyệt đối không được bỏ qua bởi đó là dấu hiệu trạng thái hô hấp bất bình thường. Đặc biệt, nếu ba mẹ quan sát thây bé phải thở gấp, gắng sức để thở thì có thể bé đang gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ - một dạng rối loạn nghiêm trọng cần được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Như đã nêu trên, một số trường hợp trẻ ngủ ngáy có thể xuất phát do bệnh lý. Và nếu tình trạng này kéo dài, diễn ra trong nhiều ngày mà không được khắc phúc sẽ dẫn đến tình trạng tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ như:

  • Giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, ban ngày khó tập trung, ảnh hưởng đến học tập, cản trở quá trình phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.

  • Trẻ dễ bị đái dầm vì chứng rối loạn thở, quá trình sản xuất nước tiểu bị kích thích quá mức vào ban đêm

  • Khả năng sản xuất hormone tăng trưởng bị suy giảm khiến cơ thể trẻ chậm phát triển, trẻ ít tham gia vào các hoạt động thể chất vì cảm thấy mệt mỏi.

  • Có khả năng gây ra bệnh béo phì do lười vận động

  • Trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lý về phổi, rối loạn tim mạch, tăng huyết áp…

Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngáy

Khi gặp tình trạng ngủ ngáy ở trẻ nhỏ, ba mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục như sau: 

Điều chỉnh tư thế ngủ

Tư thế ngủ ngửa sẽ khiến tình trạng ngủ ngáy trầm trọng hơn. Thay vào đó ba mẹ nên cho bé ngủ nghiêng trái để duy trì lưỡi ở trạng thái trung gian, làm thông thoáng đường thở. Phương pháp này ba mẹ có thể dễ dàng thực hiện ngay để cải thiện tình trạng ngủ ngáy của trẻ. 

Ngủ nghiêng có thể hạn chế tình trạng ngáy ở trẻ

Ngủ nghiêng có thể hạn chế tình trạng ngáy ở trẻ

Dùng gối phù hợp

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: nằm nghiêng khi ngủ với đầu kê cao hơn 12 độ giúp ngủ ngon hơn, có thể giảm chứng ngủ ngáy. Ba mẹ có thể cải thiện tình trạng ngủ ngáy ở trẻ bằng cách kê thêm gối để mở rộng đường thở.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày của bé cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng ngủ ngáy của bé. Để tâm lý trẻ ổn định, không cáu gắt, ba mẹ nên bổ sung kẽm để duy trì cân nặng tiêu chuẩn, đồng thời giúp con ăn ngon miệng hơn. Bổ sung kẽm có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt trong thực đơn. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo, lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ ngăn ngừa bệnh vặt.

Bổ sung kẽm, vitamin vào thực đơn hàng ngày của bé

Bổ sung kẽm, vitamin vào thực đơn hàng ngày của bé

Khuyến khích hoạt động thể chất

Ngoài thời gian học tập ở trường, ba mẹ nên khuyến khích bé tham gia thể thao cùng bạn bè hoặc ba mẹ tham gia cùng con để bé vận động nhiều hơn. Từ đó kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, đặc biệt, bạn có thể cho bé học bơi lội để cải thiện chức năng hoạt động của phổi.

Giữ vệ sinh

Ba mẹ hãy tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh trong những hoạt động thường ngày, tránh để bé tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Bố mẹ nên tạo không khí trong nhà sạch sẽ bằng cách sử dụng máy lọc không khí, máy phun sương tạo ẩm giúp trẻ dễ thở khi ngủ. Nếu bé thường xuyên có dấu hiệu nghẹt mũi, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi, tạo đường thở thông thoáng để bé dễ dàng hô hấp hơn.

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bài viết đã giúp ba mẹ hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ nhỏ. Khắc phục càng sớm, bé yêu ngủ ngon giấc và phát triển mạnh khỏe nhé ba mẹ ơi! 

Các tin khác