Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ thường xuất phát từ các nguyên nhân gây viêm mô mũi. Chứng nghẹt mũi khó thở ban đầu có thể không đáng quan ngại nhưng ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày của bé. Hãy cùng bài viết tìm hiểu những lý do tại sao trẻ sơ sinh có thể bị nghẹt mũi vào ban đêm, đồng thời giới thiệu tới ba mẹ một số cách giảm bớt tình trạng nghẹt mũi khi ngủ nhé!
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là tình trạng gì?
Nghẹt mũi, khó thở ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra chất lỏng dư thừa (chất nhầy) tích tụ trong mũi, đường thở, cản trở đường thở khiến bé không thể hô hấp bình thường. Triệu chứng này có thể nặng hơn vào ban đêm hoặc khi ngủ. Nguyên nhân là do tác động của một số yếu tố như thay đổi lưu lượng máu, tiếp xúc lâu với các chất gây dị ứng trong nhà, tư thế ngủ,...
Dư thừa chất nhầy tích tụ trong mũi khiến bé khó thở, nghẹt mũi
Khi bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện của cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, bên cạnh đó còn có một số các triệu chứng đi kèm như:
-
Bé bị nghẹt mũi nên thường xuyên hít vào, thở ra bằng miệng
-
Khó ngủ, khó bú
-
Nghe thấy tiếng ngáy t của bé khi ngủ hoặc tiếng hơi thở khò khè
-
Ho, chảy nước mũi
-
Hắt hơi liên tục hoặc ngắt quãng
Khi khoang mũi trẻ sơ sinh chứa nhiều dịch nhầy sẽ khiến quá trình hít thở trở nên khó khăn, gây nên tình trạng ngạt mũi. Ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra bé đang bị ngạt mũi bằng một vài biểu hiện đơn giản như hắt hơi nhiều, chảy nước mũi hoặc có vẩy đặc trong mũi,...
Vì ở lứa tuổi quá nhỏ nên bé có thể chưa biết cách thở bằng miệng, vì thế nên khi xảy ra tình trạng ngạt mũi, các bé sẽ mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc,...
Bé quấy khóc, khó chịu khi bị nghẹt mũi
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể do một số lý do sau:
-
Bé bị cảm cúm: Nếu không may bị cảm cúm, bé sẽ xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, kèm theo trạng thái sốt nhẹ, đau họng và chán ăn
-
Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngạt mũi của trẻ sơ sinh. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để bé không bị lạnh, ngay cả trong tiết trời nóng bức bởi trẻ nhỏ dễ có nguy cơ cảm lạnh hơn người lớn. Trong trường hợp bé chơi đùa ra nhiều mô hôi và sau đó nằm phòng điều hòa cũng có thể dẫn tới cảm lạnh với một số dấu hiệu như ngạt mũi, chảy nước mũi hay sốt nhẹ
-
Dị ứng: Khi trẻ phản ứng với phấn hoa, thời tiết hay độ ẩm không khí, bé có nguy cơ bị ngạt mũi
-
Ngạt mũi sơ sinh: Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ hô hấp của trẻ nên có thể có trường hợp nhiều bé sơ sinh ngay khi về nhà đã xuất hiện dấu hiệu ngạt mũi.
-
Dị vật trong mũi: Khi vui chơi, bé có thể vô tình cho vật thể lạ, nhỏ vào mũi mà ba mẹ không biết. Nếu không được phát hiện và lấy ra kịp thời, có thể dẫn đến việc bé bị tắc nghẹt mũi, chảy máu mũi rất nguy hiểm.
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Nếu gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, khó thở, ba mẹ có thể nhanh chóng xử lý bằng một số mẹo đơn giản dưới đây:
Làm sạch mũi cho bé
Nghẹt mũi, khó thở phần lớn do chất nhầy trong mũi. Vì thế cách xử lý trước tiên ba mẹ có thể sử dụng tăm bông sạch có nhúng nước ấm rồi nhẹ nhàng chấm, và lau sạch sẽ mũi cho bé để con cảm thấy thoải mái.
Dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% nhỏ cho trẻ
Làm sạch mũi cho bé bằng cách sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho bé là cách được nhiều bà mẹ ứng dụng và mang lại hiệu quả ngay tức thì. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, nhỏ nước muối vào từng bên lỗ mũi của trẻ. Nước muối sinh lý có tác dụng tốt trong việc loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi và giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, ba mẹ không nên nhỏ nước muối vào mũi của bé không quá 3 ngày vì dung dịch nào có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Ba mẹ lưu ý không nên tự ý pha nước muối và đặt biệt không dùng nước muối sinh lý đã hết hạn sử dụng.
Sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% nhỏ mũi cho bé được nhiều mẹ ứng dụng
Day cánh mũi trẻ
Khi bé đang cảm thấy khó thở, ba mẹ có thể thao tác day cánh mũi khiến trẻ dễ thở và không còn cảm giác khó chịu. Cụ thể, mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ, sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý.
Nâng cao đầu khi ngủ
Khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng nghẹt mũi, khó thở, mẹ có thể kê đầu bé lên cao bằng một chiếc khăn, đặt bé ngủ trong trạng thái thoải mái nhất. Tuy là mẹo nhỏ nhưng lại có hiệu quả cao.
Hút mũi
Hút mũi cũng là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng khi bị ngạt mũi. Hút mũi đơn giản hút dịch nhầy và làm sạch khoang mũi cho trẻ. Trước khi hút mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý với mục đích làm loãng dịch nhầy trong mũi, đồng thời vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch để tránh nguy cơ làm cho tình trạng trở nên nặng hơn. Tuy nhiên ba mẹ không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều lần trong ngày. Vì hút mũi nhiều lần có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
Hút mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên nghiệp
Tạo độ ẩm không khí trong phòng
Nếu không khí trong phòng ngủ ngột ngạt, khô, ráp sẽ tạo điều kiện cho tình trạng ngạt mũi trở nên nặng đề hơn. Vì thế chuyên gia khuyên bạn nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng, và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng.
Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi, khó thở kéo dài nhiều ngày, mức độ ngày càng tăng, bé sẽ có biển hiện khó thở, bỏ bú, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh chính xác và có hướng điều trị hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
Một số dấu hiệu tình trạng nghẹt mũi khó thở của trẻ sơ sinh ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để có hành động kịp thời:
-
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
-
Đau tai: chất tích tụ khiến bé có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, vì vậy nếu chúng có vẻ ngoạm hoặc ngoáy tai đó trong khi quấy khóc hơn bình thường
-
Dấu hiệu mất nước (miệng khô, tã ướt không nhiều)
-
Khó thở, thở khò khè
-
Đôi khi bé có thể bị nôn mửa vì chất nhầy xuống cổ họng hoặc khóc quá nhiều. Điều này có thể bình thường nhưng nếu có thấy nhuốm máu hoặc cảm thấy do nguyên nhân khác, ba mẹ hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.
Một số lưu ý khi tự điều trị nghẹt mũi khó thở cho trẻ sơ sinh
Như đã nêu trên, nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà nhưng ba mẹ cần lưu ý:
-
Không sử dụng miệng để hút mũi cho trẻ, tránh khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
-
Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh
-
Không sử dụng bài thuốc dân gian chưa được khoa học chứng minh
-
Không để trẻ bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến trẻ khó thở
-
Cho bé tắm bình thường vì khi bị nghẹt mũi, khó thở, vấn đề vệ sinh của bé càng phải chú trọng. Nếu không kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Các bác sĩ khuyên ba mẹ nên tắm nước ấm, tắm ở nơi kín gió cho bé.
Với những thông tin quan trọng về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, bài viết hi vọng ba mẹ đã có thể kiến thức và kinh nghiệm xử lý. Chúc ba mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ!