Vải Không Dệt là gì? Đặc điểm và công dụng

Viết bởi: Forever Bedding Ngày đăng: 03/03/2023 FOREVER trên FOREVER trên googlenews
Vải Không Dệt là gì? Đặc điểm và công dụng

Thị trường vải vóc luôn biến đổi không ngừng, bên cạnh những chất liệu vải truyền thống thì sự có mặt của nhân tố mới - vải không dệt vẫn chiếm được chỗ đứng nhất định trên cuộc đua đầy cạnh tranh. Vậy, vải không dệt là gì? Ưu nhược điểm ra sao và có ứng dụng thế nào trong cuộc sống, hãy cùng Forever tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vải không dệt là gì?

Khái niệm

Vải không dệt (non- woven fabric) là thuật ngữ được sử dụng trong ngành sản xuất dệt may để biểu thị các loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim. Vải không dệt được tạo thành từ các hạt polypropylene (nhựa tổng hợp) cùng một số thành phần tái chế khác. 

Vải không dệt được tạo thành từ các hạt polypropylene (nhựa tổng hợp) cùng một số thành phần tái chế khác

Vải không dệt được tạo thành từ các hạt polypropylene (nhựa tổng hợp) cùng một số thành phần tái chế khác

Các nguyên liệu sẽ được kéo thành sợi khác nhau hoặc liên kết bằng nhiệt, hóa - cơ học và dung môi. Những sợi này sau đó được kem đi đục màng, sử dụng dung môi hóa chất chuyên dụng và các loại máy cơ khí nhiệt học để liên kết lại với nhau tạo thành các tấm vải nhẹ và xốp.

Nguồn gốc

Tiền thân của vải không dệt là những búi len đặt lên dép được những người lữ hành sử dụng để giúp việc di chuyển trên sa mạc dễ dàng hơn. Nhờ các búi len mềm, nhẹ, xốp mà bàn chân được thư giãn hơn, giữ cho chân tránh được sự bỏng rát của cát & nhiệt độ cao.

Bước sang thế kỷ 19, một kỹ sư may của Anh tên là Garnett đã chế tạo ra thiết bị có thể cắt xơ thừa thành sợi và dùng nó làm ruột gối. Sau đó, ông phát triển phương pháp của mình bằng cách gắn chúng lại với nhau bằng keo chuyên dụng, đánh dấu cho sự phát triển của loại vải không dệt được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Những tấm vải không dệt đầu tiên đó ra đời, giúp nước Anh trở thành một trong những nước dẫn đầu của ngành công nghiệp dệt may.

Các loại vải không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt

Là loại vải địa kỹ thuật có kích thước gần như đồng đều với độ khít và liên kết chặt chẽ giữa cấu tạo sợi vải cao, bên cạnh đó loại vải này cũng có khả năng thoát nước cao theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Thành phần bao gồm các sợi liên tục và không liên tục, được kết nối với nhau một cách ngẫu nhiên. Dòng vải này sử dụng công nghệ gia nhiệt đặc trưng hoặc công nghệ xuyên kim để phát huy tối đa những tính năng như lọc nước, phân cách, gia cường.

Vải không dệt PP

Vải không dệt PP

Vải không dệt PP

Đây là dòng vải có ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó sợi ngang và sợi dọc phân bố theo phương pháp truyền thống. Thành phần chính của nó là hạt nhựa polypropylene (gọi tắt là PP) với khả năng nung nóng ở nhiệt độ cao, kết hợp với quy trình sản xuất khép kín, quy chuẩn.

Để sản xuất vải không dệt PP, người ta đưa nguyên liệu vào bồn và nung nóng chúng ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Các hạt nhựa sau khi chảy ra được kéo thành sợi và ép trên băng chuyền. Cuối cùng là trải qua quá trình làm lạnh để cho ra thành phẩm.

Vải PP được sản xuất thành từng cuộn để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau như may mặc, thời trang, vải may kỹ thuật vv...

Vải không dệt xăm kim

Vải không dệt xăm kim

Vải không dệt xăm kim

Loại này có bề ngoài gần giống vải nỉ, cũng được sản xuất dưới dạng cuộn hoặc tấm lớn, cắt khổ. Không giống như 2 loại vải trên, vải xăm kim cần máy móc công nghệ hiện đại để tối ưu chất lượng vải.

Loại vải này có thành phần chính từ Polyester nên chúng mang nhiều tính chất đặc thù của gốc dầu mỏ. Người ta dùng vải không dệt xăm kim để làm tấm lót trong ôtô, lót dép lót giày, lót thảm hoặc lót sofa.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Trước khi sản xuất vải không dệt, người ta phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Xơ cho công nghiệp giấy (2-16mm)

- Xơ cho công nghiệp dệt (10-200mm)

- Filament (sợi công nghiệp cơ bản)

4 bước cơ bản trong sản xuất vải không dệt bao gồm:

Bước 1: Tạo màng

  • Có hai phương pháp tạo màng cơ bản là: Tạo màng bằng phương pháp ướt và phương pháp khí…
  • Để tạo màng, người ta dùng các hệ máy chải khác nhau: bông, len, khí
  • Tạo màng bằng các phương pháp: SB, MB, kéo màng tốc độ cao…

Bước 2: Xếp màng xơ

Xếp lớp ngang, kéo giãn, trộn, uốn màng xơ…

Bước 3: Liên kết màng xơ

Để màng xơ liên kết lại với nhau, nhà sản xuất có thể dùng phương pháp làm rối thủy lực, hóa học, xuyên kim, sóng siêu âm, cán lá vv...

Bước 4: Xử lý hoàn tất

Bước cuối cùng để hoàn thiện vải không dệt là các công đoạn tráng phủ, đốt, dập nổi, in, dát mỏng để tạo thành các tấm có màu sắc, họa tiết như đã yêu cầu.

Làm thế nào mà vải không dệt trở nên phổ biến?

Sản xuất dễ dàng (Không dệt nhưng vẫn có thể thành tấm vải)

Giống như tên gọi của nó, loại vải này không cần dệt mà hình thành dựa trên cơ sở tác dụng của nhiệt và máy móc hiện đại cùng với dung môi kết dính mà thành. Vì thế, sản xuất vải không dệt khá dễ dàng, không phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên như vải cottontencelbamboo hay lụa tơ tằm.

Thời gian sản xuất ngắn cho ra khối lượng lớn, vải không dệt đáp ứng được yêu cầu cao về tiến độ

Thời gian sản xuất ngắn cho ra khối lượng lớn, vải không dệt đáp ứng được yêu cầu cao về tiến độ

Sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn giúp loại vải này có thể đáp ứng được những yêu cầu về tiến độ.

Màu sắc đồng nhất

Đặc tính này có được nhờ các hạt polypropylene - nguyên liệu chính làm nên vải không dệt. polypropylene cho ra màu sắc nhất quán và đồng đều mà không cần trải qua quá trình dệt hay nhuộm vải thông thường.

Bạn có thể kiểm tra tính nhất quán về màu sắc bằng một thí nghiệm nho nhỏ là đưa tấm vải không dệt ra dưới ánh sáng mặt trời. Nếu tấm vải sử dụng có màu sắc phân bố không đều, chỗ đậm chỗ nhạt có thể gây giảm chất lượng sản phẩm.

Dễ in ấn

Một trong những thế mạnh của vải không dệt đó là khả năng in ấn dễ dàng và sắc nét. Nhờ đó mà độ phủ sóng của chúng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhà sản xuất có thể in địa chỉ, thông điệp, logo trên bề mặt vải để thay cho việc quảng cáo.

Túi vải không dệt dễ in ấn cho ra hình ảnh sắc nét

Túi vải không dệt dễ in ấn cho ra hình ảnh sắc nét

Việc in ấn trên bề mặt vải không dệt cũng cần những kỹ thuật xử lý phức tạp, khả năng xử lý chuyên nghiệp để đảm bảo độ dày mực, độ phủ mực, đúng mã màu để đảm bảo thiết kế lên hình được chuẩn chỉ nhất.

Tái sử dụng

Vải không dệt có thể được tái chế 100% nhờ các phương pháp và máy móc thích hợp. Vì thế đây được coi là chất liệu bền vững, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Ngày nay, vải không dệt được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nông nghiệp, y tế, bệnh viện, trường học và các lĩnh vực khác.

Một ví dụ về việc tái sử dụng mà chúng ta nhìn thấy khá phổ biến hiện nay chính là những chiếc túi vải không dệt thay thế bao bì nilon. Với ưu điểm về tính bền chắc, thẩm mỹ, khả năng tái sử dụng cao, những chiếc túi vải đã trở thành công cụ hữu hiệu trong các hoạt động tiêu dùng và mua sắm.

Độ bền cao chịu lực tốt

Túi vải không dệt size 35x50 có thể chịu được trọng lượng từ 3-10kg

Túi vải không dệt size 35x50 có thể chịu được trọng lượng từ 3-10kg

Cấu trúc dẻo dai của từ những hạt nhựa polypropylene tổng hợp cho phép vải không dệt tối ưu độ đàn hồi và khả năng chịu lực tốt nhất. Thông thường một chiếc túi vải không dệt size 35x50 có thể chịu được trọng lượng từ 3-10kg. Vì thế, người sử dụng có thể linh hoạt trong nhiều mục đích khác nhau.

Thân thiện với môi trường

Sau khi chôn xuống môi trường đất tự nhiên, vải không dệt có khả năng tự phân hủy. Quá trình phân hủy của vải không dệt diễn ra như sau: trong 2 năm đầu, 60% trọng lượng sản phẩm làm từ chất liệu này được phân hủy và dần biến mất dần trong khoảng 5- 7 năm.

Giá thành thấp

Giá thành là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán của người tiêu dùng. Vì thế, để giảm chi phí sản phẩm, các nhà sản xuất đã kết hợp vải không dệt trong các sản phẩm của mình như sử dụng làm lớp lót cho quần áo, đồ nội thất, phụ kiện gia đình vv... Tuy vậy, chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo và không thua kém gì các chất liệu khác có cùng mục đích sử dụng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm về thành phần, giá cả, vải không dệt còn tồn tại những nhược điểm sau:

  • Khó bảo quản trong thời gian dài
  • Kém bền trong môi trường nước và độ ẩm

Ứng dụng

Y khoa

Vải không dệt là chất liệu không thể thiếu trong ngành y tế. Chúng được sử dụng để làm đồ bảo hộ dùng một lần như áo phẫu thuật, áo cách ly cho bác sĩ. Thậm chí những chiếc khẩu trang chúng ta đang sử dụng ngày nay, lớp mặt ngoài của chúng cũng được làm từ vải không dệt.

Trang phục cách ly y tế làm từ vải không dệt

Trang phục cách ly y tế làm từ vải không dệt

Những đồ dùng tiếp xúc với làn da cần tính an toàn cao, bên cạnh đó cũng cần tối ưu thời gian phân hủy trong đất. Đáp ứng yêu cầu này, vải không dệt ngày càng quan trọng và có mặt nhiều hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Nông nghiệp

Để bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của sâu bệnh gây hại, thiên địch, giữ hạt mầm đủ ẩm để sinh trưởng nhanh hơn, người ta sử dụng vải không dệt làm màng chắn. Vì sản phẩm rất nhẹ, độ thoáng cao, vẫn cho nước và ánh sáng xuyên qua nên vải không dệt dễ dàng sử dụng trong quá trình canh tác mà không mất nhiều thời gian chăm sóc.

Vải không dệt bảo vệ cây trồng khỏi sự cắn phá của sâu bệnh

Vải không dệt bảo vệ cây trồng khỏi sự cắn phá của sâu bệnh

May mặc

Như đã nói ở trên, để tối ưu chi phí, nhà sản xuất sẽ sử dụng vải không dệt để làm miếng lót quần áo, trang phục biểu diễn, lót giày, đế giày vv... Ngoài ra, túi vải không dệt cũng là một sản phẩm được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng để làm quà tặng, túi quảng cáo cho công ty, sự kiện.

Đồ bảo hộ lao động

Sự tiện lợi của vải không dệt còn được ứng dụng trong lĩnh vực bảo hộ lao động. Vải không dệt là chất liệu chính tạo ra quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ chống khói bụi và giày bảo hộ.

Trên đây là những chia sẻ của Forever về vải không dệt - chất liệu "vạn năng" có mặt trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện nay. Với những ưu điểm của mình, vải không dệt dần trở nên phổ biến và trở thành xu thế cho những năm tiếp theo. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cần thiết và cách sử dụng vải không dệt thế nào hiệu quả nhất.

Các tin khác