Khi nhắc đến các chất liệu vải trong may mặc, người ta thường nghĩ đến cotton, polyester. Trong thời gian gần đây, một loại vải được nhiều người truyền tai nhau có thể thay thế hai chất liệu trên, đó là viscose. Nếu bạn chưa biết vải viscose là chất liệu gì, đặc điểm ra sao mà khiến thị trường ca ngợi như vậy, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Khái niệm vải viscose
Vải viscose là gì?
Chất liệu viscose được biết đến là một loại vải rayon. Vải được dệt từ chất xơ của sợi cellulose của các loại cây như tre, đậu nành và mía. Xét về cấu trúc, chất vải viscose có đặc điểm tương tự vải cotton như mềm mịn, thoáng mát. Tuy nhiên giá vải viscose rẻ hơn, không kén người sử dụng nên được xem như phương án thay thế hoàn hảo cho chất liệu cotton hiện nay.
Vải viscose được sản xuất từ chất xơ của sợi cellulose
Lịch sử ra đời vải satin
Vải viscose có nguồn gốc từ châu Âu vào khoảng những năm 1800:
- Hilaire de Chardonnet là người phát phát minh ra sợi tơ chardonnet - tơ nhân tạo đầu tiên được làm bằng xenlulo. Tuy nhiên loại vải này có một vấn đề: đó là rất dễ cháy. Trong cuốn "Plastic: The Making of a Synthetic Century", vào khoảng năm 1981, Stephen Fenichel đã kể về sự cố khi điếu xì gà của người tháp tùng vô tình chạm vào chiếc váy dạ hội của một phụ nữ và chúng đã “biến mất” trong một làn khói ngay trên sàn khiêu vũ - để thấy được nhược điểm của sợi tơ nhân tạo này.
- Sau đó, vào năm 1982, Charles Cross và Edward Bevan là hai người đã phát minh ra viscose. Họ xử lý cellulose bằng xút ăn da và carbon bisulfit, tạo ra chất lỏng đặc sệt như mật ong với độ nhớt cao mà họ nghĩ rằng, đó là viscose. Họ đã biến nó thành một loại nhựa rắn để cạnh tranh với celluloid dễ cháy, nhưng không gặp nhiều may mắn khi tạo ra một loại sợi từ hỗn hợp này.
- Năm 1899, Charles Topham mua bản quyền sản xuất sợi từ viscose, nhưng cũng gặp khó khăn trong việc cải thiện chất liệu tốt hơn. Lấy cảm hứng từ bánh xe đạp đang quay, ông đã phát triển “Topham Box”, quay với tốc độ 3.000 vòng / phút và tạo ra các sợi viscose hoàn hảo. Trong vòng vài tháng, anh ấy đã kiếm được 12.000 bảng Anh mỗi ngày, và sớm lan tỏa kỹ thuật này cho các nhà sản xuất trên khắp thế giới.
Mô hình sản xuất sợi rayon ở giữa thế kỷ 20
Quá trình sản xuất vải satin
Sợi viscose được dệt từ cellulose từ các loại cây như tre, mía, đậu nành. Quy trình sản xuất chất liệu trải qua 4 bước sau:
- Bước 1: Với nguyên liệu cellulose, bước đầu tiên để tạo nên sợi viscose chất lượng đó là xay nhuyễn nguyên liệu. Sau đó hòa tan nguyên liệu này với dung dịch hóa học Natri Hydroxit, thu được hợp chất có tên gọi: cellulose kiềm.
- Bước 2: Cellulose kiềm tiếp tục được mang đi xử lý hóa học với chất carbon disulfide, tạo thành Cellulose Natrixanthate.
- Bước 3: Sau đó, hợp chất vừa thu được sẽ hòa tan trong natri hydroxit để tạo ra dung dịch được gọi là “visco”.Trong quá trình này các nhóm xanthate sẽ được hủy phân để tái tạo cellulose và giải phóng các Axit dithiocarbamic.
- Bước 4: Cuối cùng, sợi viscose được kéo và mang đi dệt thành những vải khổ lớn để sử dụng vào mục đích may mặc.
Tác động đến môi trường
Quy trình sản xuất viscose sử dụng nguyên liệu chính từ cellulose - bột gỗ tự nhiên có trong cây. Vì thế, sợi viscose hoàn toàn có thể tự phân hủy sinh học mà không ảnh hưởng đến môi trường. Khác với sợi polyester được làm từ hóa dầu, viscose không làm gia tăng tác động và tải trọng như vào đại dương và đất.
Mặc dù chất liệu viscose có thể tự phân hủy nhưng quá trình sản xuất lại tác động xấu đến môi trường
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với việc sản xuất viscose là carbon disulfide, một hợp chất hóa học độc hại. Theo Tracy J. Eicher viết trong cuốn Clinical Neurotoxicology, hít phải liều lượng nhỏ này có thể gây khó chịu và đau đầu.
Bản chất sợi viscose làm từ nguyên liệu tự nhiên nhưng quá trình sản xuất viscose sử dụng nồng độ cao các hóa chất độc hại gây ô nhiễm không khí và nước. Xung quanh khu vực sản xuất viscose ghi nhân một lượng lớn chất khái thải như: Lưu huỳnh, oxit nitơ, cacbon, sunfua và hydro sunfua. Mặc dù các loại hóa chất có thể được tái sử dụng trong suốt chu kỳ sản xuất, nhưng đó không phải là một quy trình sản xuất có lợi cho môi trường, so với việc sản xuất các loại rayon khác như modal, tencel và lyocell.
Đặc tính chất liệu vải viscose
Vải viscose thường được sử dụng thay thế cho cotton bởi những đặc điểm tương đồng. Ở một số quốc gia, viscose dễ sản xuất hơn và giá thành rẻ hơn nên nó được ưa chuộng hơn cotton. Hầu hết người tiêu dùng khó có thể phân biệt được hai chất liệu này nếu chỉ cảm nhận bằng mắt thường. Bên cạnh đó, chất liệu vải viscose cũng được làm từ nguyên liệu tự nhiên, hữu cơ nên nó vẫn được xem là sản phẩm cao cấp hơn polyester.
Ưu điểm của vải satin
Không phải ngẫu nhiên, vải viscose lại được ưa chuộng đến vậy. Hãy cùng xem những ưu điểm tuyệt vời mà chất liệu này mang đến cho người dùng nhé.
- Thoáng khí và thấm hút nước rất tốt
Được làm từ các sợi nhân tạo đến từ thiên nhiên nên viscose sở hữu đặc điểm mềm mại, thoáng mát, co giãn tốt. Chính vì thế các sản phẩm làm từ sợi viscose, đặc biệt là quần áo luôn mang đến cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người mặc. Ứng dụng phổ biến nhất của loại vải này có thể kể đến như đồ thể thao, áo thun mặc hàng ngày,...
- Mềm mại
Loại vải này có bề mặt rất mềm, rất mịn. Vải viscose có độ dày vừa phải nên tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc, nên sản phẩm thường được ứng dụng cho các sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, một điểm cộng của loại vải này đó là không xảy ra hiện tượng bám dính, hay tích điện, gây khó chịu cho người mặc.
- Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Xét về chất lượng các loại vải ngày nay, người tiêu dùng cũng thường quan tâm đến khả năng kháng khuẩn của chất liệu, đảm bảo an toàn cho làn da của người dùng. Và chất liệu viscose sở hữu khả năng kháng khuẩn tuyệt vời. Vải rất thoáng khí nên hạn chế tối đa sẽ phát triển sinh sôi của các nấm hay vi khuẩn, hạn chế mùi hôi cơ thể một cách hiệu quả.
Viscose sở hữu đặc tính mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt
- Dễ nhuộm màu
Viscose được ứng dụng rộng rãi trên thị trường, chủ yếu là ngành may mặc là bởi ưu điểm này. Khi tiến hành nhuộm, vải viscose lên màu rất sáng, đẹp, khả năng giữ màu tốt. Vì thế đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ phức tạp của người tiêu dùng. Dù vệ sinh, giặt giũ thế nào, màu sắc của vải viscose cũng không bị bay màu, hay ố vàng, giữ được vẻ đẹp như ban đầu, bền bỉ với thời gian.
- Giá thành rẻ
Sở hữu nhiều ưu điểm nhưng chi phí sản xuất để ra được thành phẩm lại rẻ hơn nên viscose được nhiều người lựa chọn để sản xuất thời trang - với tính năng thay thế vải cotton nhưng giá thành lại thích hợp cho mọi túi tiền.
Nhược điểm của vải viscose
Bên cạnh những ưu điểm vượt bậc vừa nêu, sợi viscose vẫn tồn tại một số nhược điểm khiến người tiêu dùng e ngại khi chọn lựa
- Quá trình sản xuất sợi viscose sử dụng hóa chất độc hại ở nồng độ cao, đồng thời làm cho các khu rừng tự nhiên suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn chất xơ sử dụng lớn để sản xuất. Một số thống kê đã ước tính khoảng 30% sản lượng vải viscose trên thế giới được sản xuất do tàn phá khu rừng lâu năm.
- Vải có độ co giãn không cao, một khi đã bai nhão rất khó phục hồi hình dáng ban đầu.
- Vải có độ bền thấp, chất lượng của chúng sẽ sụt giảm rất nhanh nếu bị ướt và phơi chúng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời
- Vải dễ bị nhăn
- Vải dễ bị cháy, khả năng chống mài mòn kém
- Vệ sinh chất liệu viscose khá phức tạp, cầu kỳ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chất liệu. Hầu hết các sản phẩm được may từ chất liệu vải viscose đều phải giặt khô chứ không giặt ướt như bình thường.
Phân loại vải
Với những đặc điểm kể trên, vải viscose cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để chọn lựa đúng loại, đúng mục đích, hãy cùng tìm hiểu chất liệu này được phân loại như thế nào nhé.
Mỗi loại vải viscose lại có những đặc tính khác nhau
Vải Viscose thông thường
Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường, đặc biệt trong ngành may mặc. Tuy nhiên, như đã phân tích bên trên, loại vải này rất kỵ nước nên việc làm sạch khá cầu kỳ phức tạp. Chính vì tính chất này mà vải viscose được khuyên nên áp dụng phương pháp giặt khô thay vì giặt ướt như thông thường
Vải HWM Rayon
Tính chất của chất liệu này là khả năng hút ẩm tốt, thoáng mát, dễ chịu khi mặc và dễ vệ sinh hơn so với vải viscose thông thường. Chính vì thế, vải được nhiều người tiêu dùng chọn lựa bởi có thể giặt bằng nhiều phương pháp khác nhau mà không cần bận tâm đến độ bền cũng như chất lượng của sợi vải.
Vải Rayon độ bền cao
Đúng như tên gọi, loại vải này có độ bền rất cao, khả năng chịu lực lớn. Lý do là bởi chúng được tráng thêm lớp cao su đặc biệt, kết hợp thêm hóa chất trong quá trình sản xuất. Chính vì thế mà chất liệu này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp như lốp xe hay đai ô tô.
Phân biệt vải viscose với các loại vải khác
Viscose và Polyester
Cả viscose và polyester đều có cấu trúc sợi khá dài. Polyester là sợi tổng hợp do được kết hợp, pha trộn từ nhiều loại sợi khác nhau còn viscose là sợi bán tổng hợp do được làm từ chất liệu sinh học nhưng sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất.
- Viscose hấp thụ chất ẩm tốt hơn so với polyester
- Polyester sở hữu đặc tính nhanh khô, ít bị nhăn như viscose
- Nếu viscose có độ bền thấp, chất liệu vải nhanh co lại sau quá trình sử dụng và vệ sinh thì Polyester lại khắc phục được nhược điểm này.
- Polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ còn sợi viscose lại có nguồn gốc từ thực vật
- Viscose có khả năng kháng khuẩn tốt hơn Polyester và ngược lại Polyester lại chống mài mòn tối ưu hơn.
Viscose và Modal
Quy trình sản xuất của hai sợi viscose và modal có nhiều điểm tương đồng nên đôi khi hai chất liệu này dễ bị nhầm lẫn. Thực tế, giữa chúng có một số điểm khác biệt:
- Vải modal có độ bền tốt hơn, khi gặp nước không hề bị biến dạng, hay ảnh hưởng đến trạng thái ban đầu như sợi viscose.
- Sợi viscose có được xử ly cầu kỳ hơn trong khâu sản xuất nhằm mục đích đảm bảo thành phẩm có kết cấu nhẹ, thoáng khí và bền chắc hơn.
- Modal là chất liệu thân thiện với môi trường hơn viscose do sử dụng nồng độ natri hydroxit thấp hơn so với viscose khi sản xuất.
Ứng dụng trong đời sống
Với những đặc điểm khác biệt, sợi viscose được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống hàng ngày, một trong số đó có thể kể đến như:
Sử dụng viscose cho ngành dệt may
Nhắc đến chất liệu vải thì ứng dụng nhiều nhất của chúng là để sản xuất ngành may mặc. Chất liệu này thường được chọn trong các thiết kế sang trọng hay một số sản phẩm dệt khác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy chất liệu viscose trên quần áo trượt tuyết, thời trang đồ bộ mặc ở nhà, váy, áo sơ mi hay jacket… Ngoài ra chúng còn được sử dụng làm rèm cửa hay khăn trải bài, trang trí nội thất.
Vải viscose ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang
Sử dụng viscose thay thế bông
Do có nhiều điểm tương đồng nên vải viscose thường được sử dụng thay thế cho bông, và giá thành rẻ hơn. Trong một số trường hợp chúng còn phát huy công dụng tốt hơn cotton. Phần lớn khó có thể phân biệt được đâu là cotton đâu là viscose bằng mắt thường. Chất liệu cũng được ứng dụng trong sản xuất mền công nghiệp, giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
Một số ứng dụng khác
Bên cạnh ứng dụng trong dệt may, thời trang thì vải viscose cũng góp phần sản xuất ra vỏ bọc xúc xích, giấy bóng kính, lốp xe,...
Hướng dẫn bảo quản và sử dụng vải viscose
Bới tính chất của chất liệu mà quần áo được may từ chất liệu viscose nên được giặt bằng tay, sử dụng nước lạnh để giặt và tránh vắt để khiến bề mặt bị nhàu hay co rút vải.
Bạn cần chú ý hướng dẫn giặt vải viscose trên nhãn mác
Bạn có thể sử dụng một chiếc chăn bông khô, mềm nên hút hết lượng nước sau khi giặt, đồng thời phơi sản phẩm lên mọc, để khô tự nhiên, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn lựa chọn giặt máy, hãy đảm bảo lựa chọn chế độ quay nhẹ nhàng và êm ái nhất vì nếu quay mạnh, vải sẽ bị giãn và khó phục hồi.
Bạn nên lựa chọn bột giặt có chất tẩy rửa nhẹ dịu, tránh những chất nồng độ mạnh vì có thể làm cấu trúc sợi vải bị phá vỡ và ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
Vải viscose là chất liệu tuyệt vời, sở hữu những đặc tính vượt trội, đáp ứng nhu cầu khó tính của nhiều người. Ngày nay, không khó để tìm kiếm chất liệu vải trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể sử dụng loại vải này một cách hiệu quả, bền bỉ thì bạn cần tìm hiểu rõ hơn thông tin cơ bản của chất liệu để bảo quản tốt hơn. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bài viết để giúp bạn hiểu rõ hơn về vải viscose!