Vải len là gì? - Chất liệu hoàn hảo cho mùa đông

Viết bởi: Forever Bedding Ngày đăng: 06/03/2023 FOREVER trên FOREVER trên googlenews
Vải len là gì? - Chất liệu hoàn hảo cho mùa đông

Vải len không còn là chất liệu quá xa lạ với người tiêu dùng. Chất len dễ mặc, dễ phối đồ, và đặc biệt giữ nhiệt tốt cho cơ thể nên thường được sử dụng vào mùa đông. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu lý do tại sao chất liệu này lại được đặc biệt yêu thích vào những ngày lạnh giá.

Khái niệm vải len

Vải len là gì?

Chữ “len” bắt nguồn từ ‘laine” trong tiếng Pháp, là loại vải được chế biến từ lông động vật như: cừu, thỏ, dê, lạc đà,...Len có nguồn gốc từ lông của những loại động vật khác nhau. Nhiều người thường gắn len với lông cừu nhưng thực chất vải len có thể được sản xuất từ lông của các loại động vật khác. Để dệt vải len, các nhà sản xuất thu hoạch lông của động vật, quay chúng thành sợi và sau đó tiến hành dệt sợi thành vải.

Vải len bắt nguồn từ “leine" trong tiếng Pháp

Vải len bắt nguồn từ “leine" trong tiếng Pháp

Vải len được biết đến với độ bền, chắc, cách nhiệt và tính năng khác nhau. Tùy việc chọn lựa lông của những loại động vật khác nhau mà từng loại len có tính chất khác như, hiệu ứng cách nhiệt khác nhau. Trong nhiều thập kỷ qua, vải len và cotton luôn tranh giành vị thế được sử dụng nhiều nhất thế giới. Ngày này, mỗi loại vải sở hữu những đặc tính khác nhau và được ưa chuộng tại những thị trường cụ thể. Những có thể nói vải len có một chỗ đứng vững chắc, được người tiêu dùng đánh giá cao. Xét về thành phần, bông được làm hoàn toàn từ xenlulo trong khi sợi len chứa 97% protein và 3% chất béo. Điều này giúp len đáp ứng được trong một số ứng dụng mà cotton không thích hợp.

So với bông hay các vật liệu từ thực vật hoặc tổng hợp khác, len có khả năng chống cháy cao, không phát tán ngọn lửa, ngược lại, chúng tự phân hủy và tự dập tắt. Vải len rất hữu ích và được ứng dụng rộng rãi trên thị trường.

Nguồn gốc ra đời vải len

Nhiều ghi chép đã chỉ ra rằng, đồ len đã được sản xuất từ khoảng 8000 năm trước. Còn ở châu Âu, lông cừu xuất hiện vào khoảng 4000 năm trước công nguyên. Một loại vải len khác lại được tìm thấy ở Đan Mạch vào năm 1500 trước công nguyên.

Sợi len có nguồn gốc từ rất lâu đời

Sợi len có nguồn gốc từ rất lâu đời

Trong chế độ La Mã, len là loại vải được sử dụng và phổ biến và giữ vị trí quan trọng trong thị trường. Vào khoảng năm 1200 sau công nguyên, vải len là một loại hàng hóa góp phần phát triển kinh tế cho nước Ý. Đến thời kỳ thuộc địa, người châu Âu bắt đầu xuất khẩu lông cừu sang lục địa khác. Ở lục địa Úc, diện tích nuôi cừu rộng lớn đã giúp Úc trở thành thủ đô đầu tiên sản xuất len lớn nhất thế giới, tiếp sau đó là New Zealand.

Sau này, khi các loại vải tổng hợp xuất hiện nhiều hơn dẫn đến thị phần của vải len bị giảm. Tuy nhiên không phải vì vậy mà len không phát triển. Năm 2008, Nhật Bản đã giới thiệu đến thị trường loại vải superwool có thể giặt trong máy giặt và phơi khô nhanh trong vài giờ.

Quy trình sản xuất vải len

Len là loại sợi từ lông động vật, chủ yếu là lông cừu. Chế biến len trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Cụ thể:

  • Bước 1: Phân loại, làm sạch len cắt

Lông sau khi thu hoạch (lông cừu hoặc lông của các loại động vật khác), người ta tiến hành phân loại sợi len. Sợi được chọn để dệt vải may mặc thường phải đồng đều nhau về chiều dài, và chiều dài đạt được kích thước tiêu chuẩn. Với những sợi ngắn, vụn được sử dụng để làm phụ kiện thời trang. Sau khi quá trình phân loại hoàn thành, len sẽ được đem đi làm sạch. Len được dệt trong nước nóng và chất tẩy nhằm loại bỏ tất cả bụi bẩn, bã nhờn, lông rụng hay mỡ động vật. Khác với bông cotton chỉ cần làm sạch bụi bẩn thì quá trình làm sạch lông động vật phức tạp hơn nhiều.

Vải len được lấy từ lông các động vật khác nhau như cừu, lạc đà, dê vv...

Vải len được lấy từ lông các động vật khác nhau như cừu, lạc đà, dê vv...

  • Sấy khô, chải len

Len sau khi được làm sạch, len sẽ được sấy khô và tiến hành chải sợi. Công đoạn này tương tự như sợi bông nhưng yêu cầu máy móc phức tạp hơn nhiều. Sợi được chải từng tấm sẽ được chuyển qua quá trình tạo sợi.

  • Cuộn len và tạo ra thành phẩm

Sau khi nguyên liệu thô được xử lý kỹ, sợi sẽ được chế biến thành len. Ở đây, nhà sản xuất có thể sử dụng hình thức chải sợi thô hoặc chải sợi kỹ, công đoạn này sẽ chế tạo ra hai loại vải len khác nhau, ứng dụng với những mục đích khác nhau.

Sợi len sau khi hoàn thành, cuộn thành từng cuộn

Sợi len sau khi hoàn thành, cuộn thành từng cuộn

Tính chất vải

Để hiểu hơn về chất liệu len, hãy cùng tìm hiểu cấu trúc sợi là gì cũng như tính chất vải có gì khác với các loại vải khác nhé.

Cấu trúc sợi len

Sợi len có cấu tạo gồm 3 phần: lớp vảy, lớp vỏ và lớp lõi:

  • Lớp vảy: Lớp vảy này nằm ngoài cùng sợi, xuôi chiều như vảy cá. Nhờ có lớp vảy này của len mà người ta có thể tiến hành quá trình cán mịn.
  • Lớp vỏ: Đây là phần chính của xơ len, sau lớp vảy với cấu tạo từ nhiều tế bào hình ống, dọc theo trục xơ, tạo thành thớ, mang đến độ xốp cho len.
  • Lớp lõi: Nằm trong cùng sợi lên gồm những tế bào hình dạng khác nhau nằm xen kẽ trong khoang trống chứa không khí, tạo tính mao dẫn cho sợi.

Sợi len có cấu tạo gồm 3 phần: lớp vảy, lớp vỏ và lớp lõi

Sợi len có cấu tạo gồm 3 phần: lớp vảy, lớp vỏ và lớp lõi

Tính chất hoá học

  • Keratin chiến 90-93%, non keratin (mỡ, sáp,..) chiếm 7 -10%
  • Khả năng hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp, không sử dụng hóa chất trong quá trình nhuộm nên an toàn tuyệt đối cho da.

Tính chất vật lý

  • Tính co giãn, mềm nhẹ nhưng vẫn giữ ấm hiệu quả
  • Khả năng chịu nhiệt, cách điện, cách nhiệt
  • Khi kéo giãn trong hơi nước hay nước sôi thường bị biến dạng, khi xử lý bằng nhiệt độ cao hơn hoặc bằng lúc ban đầu thì xơ trở lại vị trí ban đầu.

Đặc điểm của vải len

Với tính chất sợi đặc biệt nên vải len cũng sở hữu những đặc điểm nổi bật.

Ưu điểm

  • Giữ ấm trong mùa lạnh

Vải len là lựa chọn lý tưởng trong những ngày đông lạnh giá với khả năng giữ ấm vượt trội mà khó có chất liệu nào có thể “qua mặt” được. Với các quốc gia phải chịu những trận tuyết rơi hay gió rét vào mùa đông thì trang phục từ vải len là không thể thiếu. Được làm từ lông động vật như lông cừu, lông dê nên giữ ấm rất tốt. Bên cạnh đó, vải có nguồn gốc từ lông động vật nên chất liệu mềm mại, không bị cọ xát hay bị dính vào người. Các sản phẩm từ len luôn tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu, không thô ráp cho cơ thể.

Vải len là chất liệu hoàn hảo giữ ấm cho mùa đông

Vải len là chất liệu hoàn hảo giữ ấm cho mùa đông

  • Làm mát trong mùa hè

Quá quen với chất len vào mùa đông nhưng có một sự thật len còn có khả năng làm mát vào mùa hè. Thực chất, các loại vải len làm từ lông cừu nhẹ, xốp, mát vào ban ngày, ấm áp vào ban đêm. Vì thế bạn hoàn toàn có thể sử dụng vải len vào mùa hè, mang đến phong cách mới mẻ cho bạn.

  • Chất vải ít nhăn

Nhiều người ưa chuộng các chất liệu vải ít nhăn vì chúng có tính thẩm mỹ cao, vải len cũng không ngoại lệ khi sở hữu cho mình ưu điểm này. Bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để là phẳng những chiếc áo len trước khi ra ngoài. Chất vải mềm mại cũng góp phần giúp chúng ít nhăn hơn các loại vải khác.

Len ít nhăn và hầu như không cần là lượt trước khi mặc

Len ít nhăn và hầu như không cần là lượt trước khi mặc

  • Khó cháy

Nhờ tính chất vốn có của sợi len cùng kết cấu đan dệt nên vải len khó cháy hoặc cháy rất chậm. Lửa có thể tắt ngay sau khi lấy ra khói lửa. Bên cạnh khả năng giữ ấm, tính thẩm mỹ cao, chất liệu còn an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

  • Khả năng hấp thụ thuốc nhuộm cao

Những loại vải thông thường muốn nhuộm màu đẹp, bền cần sử dụng hóa chất để đảm bảo hiệu quả. Trong khi đó, vải len lại hấp thụ thuốc nhuộm một cách trực tiếp. Vì thế, với làn da nhạy cảm, thường dị ứng với các chất liệu vải sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, hoàn toàn có thể an tâm khi khoác trên mình những chiếc áo từ vải len.

Vải len hấp thụ thuốc nhuộm một cách trực tiếp và có độ bám màu cao

Vải len hấp thụ thuốc nhuộm một cách trực tiếp và có độ bám màu cao

  • Khả năng thấm hút cao

Là chất liệu thường xuyên được so sánh với cotton bởi khả năng thấm hút, những sợi len sở hữu ưu điểm vượt trội chẳng kém cạnh cotton. Chưa kể, vải len còn co giãn và đàn hồi tốt nên đảm bảo len có thể sử dụng trong thời gian dài, tuổi thọ cao. Đó cũng là lý do vì sao chất liệu cho đến nay vẫn rất được ưa chuộng.

Nhược điểm

  • Lâu khô

Độ thấm hút nước của vải len rất tốt, được đánh giá cao hơn rất nhiều so với vải cotton và các chất liệu thông dụng khác. Tuy nhiên ưu điểm này cũng chính là nhược điểm của vải len. Khi ngâm nước, trọng lượng của len rất nặng gây khó khăn cho quá trình giặt giữ, bảo quản và phơi khô.

  • Dễ bung sợi

Sợi len có kích thước khá lớn, dệt sợi len cũng không được chắc chắn như sợi vải công nghiệp khác, một số sản phẩm len còn được dệt thủ công, hay handmade nên chúng thường dễ bị đứt, một sợi đứt sẽ kéo theo các sợi liền kề dẫn đến hỏng áo len,...

Nhược điểm của len là rất dễ bung sợi

Nhược điểm của len là rất dễ bung sợi

Phân loại vải len

Do có nguồn gốc từ lông động vật, mà mỗi loại lại có những tính năng khác nhau nên vải len rất đa dạng chất liệu.

Len Merino

Len merino là chất liệu phổ biến nhất hiện nay, được cả thế giới sử dụng và ưa chuộng. Phần lớn lông cừu merino được nuôi ở Úc và len từ vùng đất này được ứng dụng chủ yếu để may quần áo hay những vật liệu công nghiệp khác nhau. Sợi len có thể có đường kính nhỏ hơn 20mm, được đánh giá là sợi len tốt nhất, có tuổi đời lâu nhất. Tuy cừu merino bắt đầu được nuôi tại Tây Ban Nha nhưng dường như không có bất kỳ sự phát triển sản xuất len ở những quốc gia châu Âu. Len merino có đặc điểm khá nhờn trước khi xử lý nên chúng cần được loại bỏ hoàn toàn lanolin trước khi kéo sợi.

Len Merino là chất liệu len phổ biến nhất hiện nay

Len Merino là chất liệu len phổ biến nhất hiện nay

Len Cashmere

Chất liệu len Cashmere là một trong những những loại len đắt tiền và sang trọng nhất thế giới. Tên gọi này bắt nguồn từ Kashmir, Ấn Độ - là khu vực có nguồn gốc của những chú dê lông chuyên cung cấp len cashmere. Sợi len này có đường kính nhỏ hơn 18 micro nên chất liệu mềm, mịn. Len được đánh giá là chất liệu đắt đỏ bởi những con dê cashmere chỉ có thể sản xuất 150 gram len mỗi năm, công suất thấp nên sản lượng len không cao. 

Len Cashmere

Len Mohair

Sợi len từ lông của loài dê angora cực kỳ dày và lượn sóng. Dê angora nuôi như cừu nhưng với quy mô nhỏ hơn. Hiệu suất lông không cao nên chất liệu này đắt hơn các loại len được làm từ lông cừu.

Len Mohair khá dày, có ít vảy rõ rệt làm giảm độ rối, co rút và không tạo điều kiện cho bụi bặm bám vào. Len Mohair tạo nên lớp tơ xù xì nhưng lại dễ thương và mang đến nét nữ tính cho trang phục. Bên cạnh ứng dụng cho ngành thời trang như áo khoác, len hay mũ thì chất liệu cũng thường được sử dụng để thay thế lông thú.

Len mohair được làm từ lông của loài dê angora

Len mohair được làm từ lông của loài dê angora

Vải len Alpaca

Ở Nam Mỹ, alpaca được nhân giống để lấy lông cừu hàng năm. Những con alpaca non có thể mang đến sợi lông nhỏ 15 micron nhưng chúng trở nên thô ráp khi già đi. Đó là lý do vì sao lông từ những chú alpaca già không được sử dụng cho mục đích may mặc. 

Vải len Lạc Đà

Nhà sản xuất kết hợp sợi len từ lông lạc đà với lông của các loài khác để tăng độ mềm mại, hạn chế ngứa khi mặc

Nhà sản xuất kết hợp sợi len từ lông lạc đà với lông của các loài khác để tăng độ mềm mại, hạn chế ngứa khi mặc

Trong những năm đầu thế kỷ 20, trang phục được làm từ lông lạc đà rất được ưa chuộng và thịnh hành. Len lạc đà có tính âm cực cao, nhưng đồng thời cũng kém bền hơn các chất liệu khác. Vì lông lạc đà tương đối thô, không phù hợp để làm quần áo hay các vật dụng trực tiếp tiếp xúc với da.

Vải len lông cừu nguyên thủy

Chất liệu này hay còn được biết là len nguyên chất, được làm từ lần xén lông cừu đầu tiên.

Angora Wool

Len Angora mềm mại và mịn màng hơn cả len cashmere và được các tín đồ vải len trên khắp thế giới săn lùng. Tuy nhiên quy trình sản xuất nên loại vải này lại gây nhiều tranh cãi. Những chú thỏ Angora được nuôi lấy lông thường bị nhốt trong những chiếc chuồng chật hẹp và thiếu ánh sáng. Quá trình lấy lông thỏ cũng gây tranh cãi khi thiếu tính nhân đạo, ngược đãi động vật. Vì thế một số nhà sản xuất từ chối sử dụng chất liệu này.

Lông từ chú thỏ Angora là nguyên liệu chính của chất liệu này

Lông từ chú thỏ Angora là nguyên liệu chính của chất liệu này

Ứng dụng

Phổ biến nhất có thể thấy vải len được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang, mang đến nhiều thiết kế ấn tượng. Bên cạnh đó, vải len còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.

Trong may mặc

Vải len xuất hiện chủ yếu trong những trang phục vào mùa đông lạnh giá. Khả năng giữ ấm, bền đẹp, mềm mại khi mặc chính là điểm cộng giúp len trở thành chất liệu lý tưởng cho mùa tuyết lạnh. Len có thể thiết kế nhiều dạng trang phục khác nhau như áo khoác, váy liền, áo sweater,... với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

Ngoài ra, vải len hiện nay còn được sử dụng để làm một số sản phẩm Handmade trang trí như khăn, mũ, vòng tay hay hoa tai,..

Những chiếc mũ len rất quen thuộc trong đời sống

Những chiếc mũ len rất quen thuộc trong đời sống

Trong nội thất

Len sở hữu khả năng cách điện, chống cháy nên chất liệu còn được ứng dụng trong ngành nội thất. Với những loại len chất lượng thấp thường được chọn làm thảm hay một số chi tiết cách nhiệt, cách điện. Những loại len cao cấp hơn có thể ứng dụng làm chăn ga gối đệm mang lại cảm giác êm ái và ấm áp cho người sử dụng.

Một số vật dụng trang trí nội thất bằng vải len

Một số vật dụng trang trí nội thất bằng vải len

Cách sử dụng và bảo quản

Để các sản phẩm từ len luôn bền đẹp, như mới thì việc sử dụng và bảo quản đúng cách rất quan trọng:

  • Không nên giặt quần áo len với xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh, thay vào đó nên chọn chất tẩy rửa nhẹ, trung tính.
  • Không nên hạn chế phơi ngoài nắng trong thời gian dài, không nên phơi quần áo len quá khô. Thay vào đó, bạn nên phơi ở bóng râm hay những nơi hút gió tốt
  • Khi không sử dụng, bạn nên giặt sạch sẽ các sản phẩm từ len trước khi cất vào tủ hay vali. Lưu ý nhỏ, bạn nên đặt thêm một túi chống ẩm để đảm bảo chất lượng quần áo không bị ảnh hưởng, nấm mốc trước mùa đông năm sau. 

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu len và những đặc tính của chất liệu này. Len được làm chủ yếu từ lông động vật nhưng mỗi loại lại có ưu điểm khác nhau. Tùy mục đích sử dụng, bạn hãy chọn đúng loại len để tận dụng triệt để những ưu điểm này nhé.

Các tin khác