
Vải Linen là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải linen trong đời sống
Nếu ai yêu thích phong cách sống hiện đại, tối giản thì chắc chắn không thể bỏ qua linen - một chất liệu rất được cộng đồng theo phong cách minimalism yêu thích. Linen nổi bật bởi sự đơn giản, thân thiện nhưng khả năng thông thoáng và thấm hút tốt nên chúng được ưa chuộng suốt bốn mùa. Vậy sức hút nào khiến chất liệu này được yêu thích đến vậy? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
Khái niệm vải linen
Chất liệu vải linen là gì?
Linen hay nhiều người gọi là vải lanh, có nguồn gốc từ thân cây lanh với những sợi lanh có chiều dài khoảng 25mm - 150mm, đường kính trung bình khoảng 12-16 mic. Có hai loại sợi là sợi xơ ngắn và sợi xơ dài, sợi dài thường giúp chất lượng vải tốt hơn.
Sợi linen được đánh giá bền bỉ hơn sợi cotton gấp ba lần bởi cấu trúc tinh thể của chúng. Cây lanh cũng là nguyên liệu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, người dân không cần tưới hay bón phân trong quá trình trồng trọt.
Cánh đồng cây lanh vào mùa thu hoạch
Lịch sử ra đời
Vải lanh được đánh giá là chất liệu lâu đời nhất trong lịch sử. Phát hiện những mẩu rơm, hạt, sợi, chỉ trong một hang động có nguồn gốc cách đây khoảng 8000 năm trước công nguyên, cho thấy người cổ đại để sử dụng sợi lanh để làm thành vải từ rất sớm. Sau đó, những sợi lanh nhuộm lại được tìm thấy trong một hang đá khác ở Gruzia thêm một lần khẳng định giả thuyết việc sử dụng vải lanh dệt từ cây lanh đã bắt đầu cách đây hơn 30,000 năm.
Ở Ai Cập cổ đại, vải lanh được dùng để ướp xác và làm vải liệm vì nó được xem như biểu tượng của ánh sáng và sự tinh khiết. Một số loại vải lanh được dệt bằng cách quay tơ, nhưng so với thời điểm hiện tại thì chúng vẫn khá thô sơ.
Cây lanh rất dễ phát triển nhưng sợi lanh tuy sắc nhưng lại rất dễ hư hỏng. Vì thế khi thu hoạch sợi lanh đòi hỏi kỹ thuật cũng như công nghệ hiện đại mới đạt được hiệu suất cao. Sau khi thu hoạch, sợi lanh được xử lý thành những sợi dài sau đó đem đi dệt thành vải.
Nhà máy sản xuất vải lanh ở Lorena năm 1889
Quá trình sản xuất của vải linen
Để dệt nên một tấm vải linen chất lượng, các sợi lanh ban đầu sẽ được xử lý qua quy trình phức tạp và cẩn thận. Quá trình sản xuất vải linen được tóm gọn trong một số bước sau
- Trồng cây và thu hoạch
Cây lanh thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ và thời gian phát triển khoảng 100 ngày là có thể thu hoạch. Mặc dù cây lanh rất dễ phát triển mà không cần chăm sóc cầu kỳ. Tuy nhiên loại cây này thường không chịu được sự tấn công của cỏ dại nên người nông dân thường phải sử dụng thuốc diệt cỏ, xới đất để đảm bảo năng suất cho cây lanh. Trước đây, thu hoạch cây lanh được làm thủ công hoàn toàn, còn hiện tại, công đoạn này đều được thực hiện bằng máy móc. Thân cây lanh có màu vàng, hạt của chúng có màu nâu nghĩa là đã sẵn sàng để thu hoạch.
Khi hạt lanh chuyển sang màu nâu tức là đã sẵn sàng để thu hoạch
- Tách sợi
Thân cây lanh sau khi được xử lý qua máy móc sẽ loại bỏ hạt và lá. Phần cuống bên ngoài có dạng sợi sẽ được tách ra khỏi thân gỗ mềm của cây lanh. Sau đó, phần thân này được nhà sản xuất đưa qua trục cán để nghiền nhằm loại bỏ các sợi bên ngoài không sử dụng được, và lấy những sợi lanh bên trong để tiến hành các công đoạn tiếp theo.
- Chải sợi
Khi các sợi được tách ra từ thân cây sẽ tiếp tục được tách thành các sợi riêng biệt, chải thành sợi mỏng. Sau khi được chải kỹ, chúng đã sẵn sàng để được kéo sợi.
Cận cảnh sợi lanh sau khi được chải và kết thành từng bó
- Kéo sợi
Trước đây, kéo sợi thủ công thường sử dụng sức ở chân để đạp máy còn ngày nay người ta sử dụng máy móc công nghiệp để thực hiện nên năng suất và chất lượng được cải thiện đáng kể. Để đảm bảo các sợi linen không bị đứt, gãy người ta phải thực hiện công đoạn kéo sợi này trong môi trường ẩm ướt và sợi sau khi được kéo sẽ được nhúng qua nước nóng nhằm tăng sự kết dính.
- Sấy khô
Cuối cùng, nhà sản xuất sẽ làm khô sợi thành phẩm, cuốn thành những suốt chỉ. Các sợi này đã đủ điều kiện để nhuộm, xử lý và dệt. Tùy mục đích sử dụng, nhà sản xuất sẽ phối hợp sợi linen với các sợi vải khác cũng như mật độ dệt vải khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên vải linen nhanh chóng được sử dụng rộng rãi như vậy. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của linen khiến chất liệu này chinh phục được người tiêu dùng nhé.
Ưu điểm
- Có khả năng thấm hút nhanh
Điểm cộng đầu tiên của chất liệu này là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bay hơi nhanh nên bề mặt vải luôn khô ráo, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng.
Vải linen mềm mại, thoáng mát và là chất liệu thân thiện với môi trường
- Khả năng chịu nhiệt tốt
Với nguồn gốc từ tự nhiên nên chất vải linen không gây kích ứng cho da, dễ phân hủy khi không sử dụng nên được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, so với chất liệu khác, vải mềm mại hơn và sở hữu khả năng chịu nhiệt tuyệt vời nên ngoài quần áo may mặc hàng ngày, linen còn được sử dụng làm áo chống nắng, váy chống nắng hay vải bọc xe,...
- Bề mặt bóng mượt
Chất liệu vải linen có độ bóng ấn tượng nên khi mặc tạo vẻ đẹp sang trọng hơn các loại vải khác, thậm chí chạm tay vào sờ sẽ cảm nhận được sự mát lạnh của vải.
- Cảm giác mát mẻ khi chạm
Sợi lanh rất mịn màng, nên chất liệu vải linen không có xơ vải, và càng mềm hơn khi được giặt. Tuy nhiên, các nếp nhăn liên tục ở cùng một vị trí trong các nếp gấp mạnh sẽ có xu hướng làm đứt các sợi chỉ lanh. Vấn đề này có thể xuất hiện ở cổ áo, viền, và bất kỳ khu vực nào mà bàn ủi làm nhăn trong khi giặt là. Vải linen có độ đàn hồi kém và không co giãn dễ dàng, giải thích lý do tại sao nó dễ có nếp nhăn.
Nhược điểm
- Vải linen có độ co giãn, đàn hồi kèm nên khi là, ủi nhiều lần ở một vị trí liên tục, các sợi vải sẽ bị đứt, đặc biệt là những nơi như cổ hay viền áo,...
- Các sản phẩm, trang phục làm bằng vải linen thường dễ nhăn. Vì thế trong quá trình sử dụng, sau khi phơi khô, bạn nên treo lên thay vì gấp gọn trong tủ đồ.
Có các loại vải linen nào?
Về cơ bản, chất vải linen được làm từ sợi lanh nhưng trong quá trình sản xuất, sợi lanh được kết hợp với nhiều loại sợi khác nhau, tạo thành những chất liệu linen khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các loại vải linen phổ biến nhất hiện nay nhé.
Vải Linen bột
Ưu điểm của chất liệu linen bột là thông thoáng, mát, thoải mái, dễ chịu khi cảm nhận nhưng độ bền không cao, rất dễ bị nhũn sau nhiều lần giặt. Vì thế, vải linen bột được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất rèm cửa, chăn ga gối hơn là các sản phẩm thời trang may mặc. Khi sử dụng sản phẩm làm từ chất liệu này, bạn nên lưu ý cách giặt và bảo quản theo hướng dẫn để đảm bảo độ bền sản phẩm trong thời gian dài nhất nhé.
Linen bột sử dụng phổ biến trong sản xuất chăn ga gối
Vải Linen ướt
Cũng như linen bột, vải linen ướt cũng có đặc điểm mềm mại, thoáng khí, không bị dị ứng và lành tính với làn da nhưng lại dễ co rút và nhão sau nhiều lần giặt nên chất liệu thường được sử dụng chủ yếu để may rèm cửa. Với đặc tính dễ co rút, khi may bạn nên ước tính độ co rút khoảng +/- 7cm để lên được thành phẩm đúng kích thước sau khi giặt.
Vải Linen tưng
So với linen ướt và linen bột, vải linen tưng ít co rút hơn, chất liệu cũng rất mềm mịn, khả năng giữ màu lâu, độ bền cao, không gây kích ứng. Tuy nhiên chúng lại dễ nhăn hơn so với các chất liệu linen khác nên khi sử dụng bạn cần thường xuyên là ủi hơn trước khi mặc. Trong quá trình sử dụng, bạn nên chọn chế độ giặt phù hợp, chăm sóc và bảo quản đúng cách.
Vải linen tưng có màu sắc đa dạng
Vải Linen lụa
Vải linen lụa là sự kết hợp giữa sợi lanh và sợi lụa, với tỷ lệ phần trăm phù hợp với từng công năng sử dụng. Ưu điểm nổi bật của chất liệu này là sự mềm mại, độ bóng mượt của lụa kết hợp với tính thoáng khí, dày dặn, giữ nhiệt tốt. Loại vải này được sử dụng phổ biến trong sản xuất chăn ga gối và quần áo,...
Vải Linen xước
Vải linen xước hay còn được biết đến là vải linen đũi. Chất liệu này rất dễ phân biệt với các loại vải linen khác nhờ bề mặt có những vết xước, thường có màu sắc đậm hơn màu vải một chút. Chính bởi đặc điểm mỏng nhẹ, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, càng giặt càng mềm mại và mẫu mã lạ mắt nên vải linen xước là chất liệu lý tưởng để may quần, áo sơ mi, áo vest,...
Bề mặt vải đặc trưng của linen xước
Vải Linen Nhật
Vải linen Nhật có nguồn gốc sản xuất tại Nhật Bản. Nhờ tính cẩn thận, tỉ mỉ của người Nhật mà chất liệu này thường có chất lượng tốt, dày dặn, thấm mồ hôi và rất thoáng mát. Ngoài ra vải linen Nhật cũng mềm mại, ít nhão sau khi giặt, họa tiết và màu sắc đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên giá thành của vải linen Nhật khá cao so với các loại vải linen khác.
Vải linen Nhật
Vải Linen Hàn Quốc
Giống như linen Nhật được sản xuất tại Nhật, linen Hàn Quốc cũng được sản xuất tại Hàn với giá thành thấp hơn. Chất liệu linen này cũng có những ưu điểm của chất liệu linen: thấm hút nhanh, giữ nhiệt tốt, khả năng kháng khuẩn cao và thân thiện với môi trường. Giá vải linen Hàn Quốc dao động khoảng 80,000 đến 100,000 đồng/mét, bạn có thể lựa chọn tùy mục đích sử dụng cũng như khả năng tài chính.
Vải Linen Rayon
Vải linen rayon
Chất liệu linen rayon là sự kết hợp giữa sợi tổng hợp rayon và sợi linen. Vải rayon là sợi tổng hợp từ nguyên liệu cellulose tự nhiên và thân thiện với môi trường. Chất vải này có đặc điểm mềm mượt, bóng mượt như lụa, siêu thấm hút kết hợp với ưu điểm từ chất linen mang đến loại vải vượt trội, dễ ứng dụng trong ngành công nghiệp.
Vải Cotton Linen
Vải linen cotton là sự kết hợp giữa hai ưu điểm tuyệt vời của sợi linen và sợi cotton. Cotton giúp vải linen mềm mại hơn nhưng vẫn giữ được sự dày dặn của vải, đồng thời làm giảm nếp nhăn đáng kể sau khi giặt. Chất liệu này thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, mềm mại, lành tính, thân thiện với môi trường nên được ứng dụng phổ biến trong may mặc hoặc sản xuất chăn ga gối.
Vải linen cotton sở hữu ưu điểm của cả sợi linen và sợi cotton
Vải Linen Polyester
Ngay từ tên gọi chúng ta đã nhận ra chất liệu này là sự kết hợp giữa sợi lanh và sợi polyester. Đặc tính của polyester là sợi nhân tạo bền bỉ, không bị nhăn sau khi giặt nên khi kết hợp hai loại sợi này với nhau, vải linen polyester ít nhăn hơn và bền hơn dù giặt thường xuyên.
Ứng dụng của vải linen trong đời sống
May chăn ga gối
Chất liệu vải linen là ứng cử viên sáng giá để làm nên một bộ chăn ga gối chất lượng, bền đẹp và mềm mại. Bên cạnh đó, sợi lanh khá xốp, là chất dẫn nhiệt tuyệt vời, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp, thoải mái.
Ngày càng không khó để tìm kiếm một bộ chăn ga gối may từ vải linen trên thị trường, chứng minh sức hút cũng như tính năng tuyệt vời mà chất liệu này mang lại cho người dùng. Sự thoáng mát, thấm hút cùng đặc tính an toàn, không gây dị ứng chính là điểm cộng tuyệt vời của chăn ga gối chất liệu vải linen.
Người dùng rất ưa chuộng chăn ga gối làm từ chất vải linen
Thời trang may mặc
Linen đến từ nước Pháp - cái nôi của ngành thời trang nên không bất ngờ nếu loại vải này được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc. Trong 30 năm qua, việc sử dụng vải linen có sự thay đổi đáng kể. Một lý do khiến chất liệu này được ưa chuộng hơn là bởi chúng thân thiện với môi trường. Với ưu điểm của vải linen, chất liệu này thường được sử dụng để may áo sơ mi, đồ lót, váy, quần hay comple….
Thời trang may mặc đa dạng thiết kế với nhiều chất liệu linen khác nhau
Trang trí nội thất
Khi nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà ngày càng lớn, với nhiều sản phẩm trang trí nội thất đa dạng, vải linen cũng được lựa chọn là chất liệu của một số mặt hàng như giấy dán tường, rèm cửa, khăn trải bàn,... Linen có màu sắc tối giản, hài hòa, dễ phối hợp với những món đồ khác nên được khách hàng rất yêu thích.
Vải linen được sử dụng để may rèm cửa
Các ứng dụng khác
Vải linen là một trong những chất liệu hỗ trợ được ưa chuộng cho tranh sơn dầu. Đối với việc làm bánh, các nghệ nhân cũng sử dụng vải linen để giữ bột thành hình dạng trước khi nướng.
Một số lưu ý về vải linen
Cách nhận biết
Vải linen rất dễ bị nhầm lẫn với vải thô, vải bố hoặc vải đũi. Vì thế một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết chất linen:
- Về màu sắc, chúng không có màu trắng tinh. Màu nguyên bản của linen là trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc xám. Tuy nhiên với công nghệ hiện đại như ngày nay, vải linen cũng có màu sắc đa dạng.
- Vải mịn màng, không xơ vải và chúng sẽ càng mềm hơn sau nhiều lần giặt.
- Vải khi đốt sẽ cháy rất chậm, không đượm vì sợi lanh rỗng, có mùi như giấy cháy; tro sau khi đốt mềm như tro của sợi bông
Cách bảo quản
Giặt vải linen đúng cách đảm bảo độ bền cho vải
Để vải linen luôn bền, đẹp như mới, bạn cần chú ý một số cách bảo quản dưới đây:
- Tránh giặt quần áo chất vải linen trong nước nóng trên 40 độ C. Thay vào đó hãy sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh. Đặc biệt, nếu vải có màu, bạn nên giặt bằng nước lạnh để đảm bảo không bị bay màu.
- Sau khi giặt xong, bạn chỉ cần phơi khô tự nhiên rồi sử dụng bình thường.
- Chỉ sử dụng nước giặt có nồng độ thuốc tẩy thấp.
- Nên phơi tự nhiên trong không khí, tránh tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời
Vải linen ngày càng được nhiều người tin chọn bởi đặc điểm mềm mại, thoáng mát và chất liệu tự nhiên an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường. Hi vọng với những thông tin hữu ích bài viết vừa mang đến, bạn có thể yên tâm và tự tin hơn khi lựa chọn các sản phẩm từ chất liệu vải linen nhé.