Vải Jacquard là gì? Có phải là vải gấm không?

Viết bởi: Forever Bedding Ngày đăng: 06/03/2023 FOREVER trên FOREVER trên googlenews
Vải Jacquard là gì? Có phải là vải gấm không?

Ngoài vải gấm cao cấp, thị trường hiện nay xuất hiện một chất liệu có bề mặt vải tương tự, đó là vải jacquard. Nếu để hai chất liệu này cạnh nhau, khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Nhiều người nhầm lẫn vải gấm và vải jacquard là một, đó là nhận định hoàn toàn sai. Hãy cùng bài viết phân tích điểm giống và khác nhau của hai chất liệu này nhé.

Xét về định nghĩa

Vải gấm là gì?

Gấm là dòng vải đòi hỏi kỹ thuật dệt cao, được mệnh danh là “bà chúa” trong các mặt hàng tơ lụa

Gấm là dòng vải đòi hỏi kỹ thuật dệt cao, được mệnh danh là “bà chúa” trong các mặt hàng tơ lụa

Gấm là một loại vải lụa được dệt hoa và cũng là chất liệu đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trong các mặt hàng tơ lụa. Ở Việt Nam, gấm được mệnh danh là “bà chúa” trong các mặt hàng tơ lụa bởi kỹ thuật dệt chất liệu này ít người nắm được. Hoa văn trên bề mặt vải gấm được dệt trực tiếp chứ không phải in hay thêu như các loại vải thông thường. Nguyên liệu sợi chủ yếu làm nên vải gấm là sợi tơ tằm, mặc dù ngày nay chúng được kết hợp với một số loại sợi khác nhưng đặc tính của vải không thay đổi.

Vải Jacquard là gì?

Vải jacquard là chất liệu độc đáo với hoa văn và họa tiết được thêu trực tiếp lên cấu trúc vải trong quá trình dệt, giống như vải gấm. Chính vì thế chất liệu jacquard này hay bị nhầm lẫn là vải gấm. Thực chất, vải jacquard là một loại vải ra đời từ công nghệ dệt jacquard, Trước đây, để dệt vải gấm đòi hỏi quy trình phức tạp, cầu kỳ cũng tay nghề cao. Muốn tấm vải gấm nhiều màu sắc, người thợ dệt phải dệt nổi từ khung cửi được thiết kế 2 tầng, hay còn gọi là khung hoa. Muốn dệt hoa nổi trên mặt vải, người thợ phải khéo léo luồn sợi như thêu trên máy dệt một cách công phu, điêu luyện, chỉ có những đôi bàn tay tài hoa của người thợ mới có thể làm được. Sau đó, để tiết kiệm công sức và tăng hiệu suất sản xuất vải, người ta đã phát minh ra máy dệt jacquard. 

Hoa văn trên vải jacquard được dệt chìm trên cả hai bề mặt vải. Tuy nhiên ở mặt trước các đường hoa văn nổi lên còn mặt trái thì không. Nhờ áp dụng công nghệ máy móc nên vải jacquard giá thành thấp hơn, và được ứng dụng rộng rãi hơn trên thị trường.

Có thể khẳng định, vải jacquard là “hậu duệ” của chất liệu gấm.

Lịch sử hình thành của vải gấm cao cấp và Jacquard

Vải gấm cao cấp

Vải gấm đã có mặt từ rất lâu đời. Vào những năm 475 - 221 trước Công Nguyên, Trung Quốc là nơi đầu tiên sử dụng vải gấm. Sau đó, vào thế kỷ 6 sau Công Nguyên, để giảm lượng vải nhập từ Trung Quốc, nhiều quốc gia bắt đầu sản xuất loại vải này khi những bí mật của nghề trồng dâu nuôi tằm không được truyền ra ngoài. Nhờ vậy, Byzantium đã trở thành một nơi sản xuất vải gấm lớn ở các vùng phía đông và nam Âu. Gấm Byzantium thường có hình Thiên Chúa Giáo đặc trưng, và được giới quý tộc châu Âu và Trung Á sử dụng chủ yếu.

Gấm Byzantium nổi bật với các họa tiết mang đậm màu sắc Thiên Chúa giáo

Gấm Byzantium nổi bật với các họa tiết mang đậm màu sắc Thiên Chúa giáo

Vải Jacquard

Vải jacquard được cho là có nguồn gốc, thời điểm hình thành cùng với sự hình thành, phát triển của vải gấm ở thế kỷ 6 tại Hy Lạp. Ban đầu, vải gấm - một loại vải xa xỉ chỉ được dệt tại khung hoa. Vào cuối những năm 1700, jacquard đã phát minh ra phương pháp đơn giản hơn trong việc dệt gấm vằng một máy móc với quy trình tự động hóa mang lại hiệu quả cao hơn, mà vẫn đảm bảo vẻ đẹp riêng của họa tiết dệt trực tiếp lên vải. 

Hình ảnh về chiếc máy dệt jacquard đầu tiên trên thế giới

Hình ảnh về chiếc máy dệt jacquard đầu tiên trên thế giới

Phát minh của ông đã được chính phủ Pháp đã được công nhận và để tri ân công lao của Joseph Marie Jacquard, vải được tạo ra từ phương pháp này để được đặt theo tên của ông. Và thế là khái niệm vải jacquard ra đời từ đây - đánh dấu giai đoạn cách mạng trong ngành công nghiệp dệt tại Pháp.

Joseph Marie Jacquard - Cha đẻ của vải jacquard

Joseph Marie Jacquard - Cha đẻ của vải jacquard

Cho đến ngày nay, máy dệt jacquard vẫn được sử dụng với nhiều cải tiến mới mẻ hơn về công nghệ. Chất liệu vải jacquard được người tiêu dùng ưa chuộng, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quy trình sản xuất

Vải gấm

Để dệt vải gấm, người ta sử dụng sợi tằm là chủ yếu. Ngày nay, chúng được thay thế bằng các loại sợi khác như lencotton, các loại sợi tổng hợp như polyester, rayon,... để giảm giá thành.

Muốn tạo nên những miếng vải gấm nhiều kiểu dáng, người thợ phải dệt nổi từ chiếc khung cửi thiết kế hai tầng, hay còn lại là khung hoa. Cần hai người, một người ngồi trên, một người ngồi dưới có vận hành được máy.  Vải sẽ được nhuộm trước khi dệt để tránh làm mất đi vẻ đẹp của hoa văn được dệt trên vải sau đó.

Muốn tạo nên những miếng vải gấm nhiều kiểu dáng, người thợ phải dệt nổi từ chiếc khung cửi thiết kế hai tầng, hay còn lại là khung hoa

Muốn tạo nên những miếng vải gấm nhiều kiểu dáng, người thợ phải dệt nổi từ chiếc khung cửi thiết kế hai tầng, hay còn lại là khung hoa

Vải Jacquard

Ra đời với mục đích “rút gọn” các bước trong quy trình sản xuất vải gấm nên vải jacquard trải qua ít công đoạn hơn. Nhìn chung khâu chuẩn bị nguyên liệu vẫn giống với quy trình sản xuất gấm, đến phần dệt sợi, chúng được thực hiện bằng máy dệt jacquard. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

  • Kéo sợi

Các nguyên liệu được sử dụng dệt vải sẽ sơ chế trước khi đi kéo thô: loại bỏ tạp chất, làm sạch,... Sau khi thành sợi, chúng được đưa vào quá trình hồ sợi dọc, sử dụng tinh bột biến tính một số hồ nhân tạo như polyacrylate, polyvinyl PVA... để tạo màng hồ bọc quanh sợi. 

  • Nhuộm màu

Sợi thô được tẩy trắng làm mất màu tự nhiên sau đó được xử lý thuốc nhuộm, dung dịch hữu cơ để tăng khả năng bắt màu, xen kẽ vào đó là công đoạn giặt vải để tách màu dư và bụi bản. Quy trình nhuộm này được tiến hành trước khi dệt - một điểm khác biệt của vải jacquard.

  • Dệt và hoàn thiện 

Không giống như vải gấm, vải jacquard được dệt chủ yếu bằng máy. Các sợi ngang xen kẽ sợi dọc để tạo nên tấm vải. Hoa văn được dệt trực tiếp lên vải theo mẫu có sẵn. Thay vì trước đây dệt vải gấm, quy trình được thực hiện hoàn toàn bởi con người nên có nhiều hạn chế trong việc sáng tạo họa tiết, hoa văn trên vải. 

Cận cảnh tấm vải jacquard sau khi đã hoàn thiện

Cận cảnh tấm vải jacquard sau khi đã hoàn thiện

Sau quá trình dệt, vải jacquard được nấu trong các dung dịch hóa học và phụ trợ để tăng độ bền cho vải. 

Vải jacquard với quy trình sản xuất nhanh chóng hơn nhờ sự giúp đỡ của máy móc, hiệu suất vải vì thế cũng nhiều hơn so với vải gấm, giá thành thấp hơn, do đó được ứng dụng rộng rãi hơn trong đời sống hàng ngày.

Đặc điểm của vải gấm cao cấp và Jacquard

Có thể khẳng định vải gấm và vải jacquard hoàn toàn khác nhau. Chúng có vai trò bổ trợ cho nhau. Vì thế, đặc điểm của hai chất liệu này có nhiều nét tương đồng nhau có thể kể đến như:

Độ thẩm mỹ cao với hoa văn, họa tiết sang trọng

Các hoa văn trên chất liệu này thường được bố cục đối xứng, không phức tạp nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp phóng khoáng, mềm mại. Hoa văn trên vải gấm và vải jacquard được xem như chuẩn mực khác biệt của hai chất liệu này. 

Gấm có kỹ thuật dệt tinh tế, cầu kỳ trong các loại vải. Hoa văn của gấm đòi hỏi nhiều công nghệ dệt khác nhau, từ dệt nổi cho đến dệt thêu, phải đặt đúng vị trí. Để tạo được những hoa văn tinh xảo trên vải gấm đòi hỏi tay nghề người thợ phải dày dặn, gu thẩm mỹ tinh tế mới có thể tạo ra được những “đặc phẩm”.

Vải Jacquard sử dụng công nghệ dệt hiện đại

Vải Jacquard sử dụng công nghệ dệt hiện đại

Trong khi đó, vải jacquard được dệt từ máy móc nên không giới hạn sức sáng tạo của người thợ. Vô số họa tiết được thể hiện trên vải jacquard: hình ảnh thiên nhiên, con người, tình yêu từ đơn giản đến trừu tượng. Tất cả đều được dệt một cách tinh tế, sang trọng.

Độ bền cao

Cả hai chất liệu đều được dệt theo cấu trúc các sợi liên kết, áp dụng công nghệ dệt jacquard nên chất lượng vải được đánh giá cao. Bề mặt vải sáng, lóng lánh với sắc màu tinh xảo. Vải được nhuộm màu trước khi dệt nên độ bám màu, giữ màu tốt, không phai màu sau nhiều lần giặt. Chính bởi độ bền bỉ của chất liệu mà chúng thường được chọn lựa làm chăn ga hay vỏ bọc gối,...

Màu sắc đa dạng

Dù vải gấm hay vải jacquard đều cần nhuộm từng sợi vải trước khi dệt. Đối với công nghệ kỹ thuật số hay dệt lụa thì việc tạo ra vải có nhiều màu sắc không phải điều khó khăn nhưng với vải gấm và vải jacquard thì điều này phức tạp hơn rất nhiều. Muốn tạo ra màu sắc, cần phải nhuộm từ khâu làm sợi, sau đó được sử dụng để dệt. Tuy nhiên, vấn đề màu sắc kém đa dạng chưa bao giờ là điểm yếu của hai loại vải này đối với thị trường.

Màu sắc vải jacquard cotton đa dạng

Màu sắc vải jacquard cotton đa dạng

Chất liệu dày, độ thoáng khí thấp

Cả vải gấm và vải jacquard đều khá dày nên khi mặc thường gây cảm giác nóng, bí. Bên cạnh đó, độ dày của chất liệu thường khiến nhà thiết kế khó khăn trong việc tạo kiểu cầu kỳ cho trang phục.

Giá thành cao

Chính bởi sự cầu kỳ trong khâu sản xuất nên vải gấm và vải jacquard có giá thành cao hơn so với các chất liệu khác. Tuy nhiên, với công nghệ dệt cải tiến thì vải jacquard có mức giá “dễ chịu” hơn so với vải gấm.

Nhìn chung, vải gấm và vải jacquard là hai chất liệu khác nhau nhưng đều là chất liệu cao cấp, có tính thẩm mỹ cao. Nếu bạn cũng quan tâm đến vải jacquard, hãy cùng tìm hiểu chúng gồm những loại vải nào và được ứng dụng ra sao trong đời sống hiện nay nhé.

Phân loại vải jacquard

Vải jacquard có nhiều biến thế khác nhau nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Vải thổ cẩm

Hai phụ nữ dân tộc Tây Nguyên đang dệt vải thổ cẩm

Hai phụ nữ dân tộc Tây Nguyên đang dệt vải thổ cẩm

Chất liệu này được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là dân tộc vùng thiểu sổ. Họ thường dệt sợi vải thổ cẩm với hoa văn có tỉnh thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, do chất liệu dày dặn nên trọng lượng của chúng nặng hơn các loại vải khác. Vải thổ cẩm được ứng dụng phổ biến trong các trang phục truyền thống, đồ lưu niệm, ví đựng tiền.

Vải Jacquard Cotton

Jacquard cotton được dệt 100% từ bông cotton nên chúng mang đến sự thoáng mát tuyệt vời, độ bền cao, không nhăn như cotton thông thường, không gây kích ứng da. Chúng ta có thể nhận biết vải dễ dàng qua hoa văn vải vải nổi lên ở mặt phải và lõm vào ở mặt trái.

Vải Damask

Vải damask có độ bền cao, thoáng mát. Vải được dệt chủ yếu từ sợi len, sợi tơ tằm, sợi lanh,..hoặc có thể kết hợp thêm một lượng nhỏ sợi tổng hợp. Hoa văn thường dệt theo chiều ngang còn cấu trúc vải được dệt theo chiều dọc, thường chỉ có một màu chủ đạo. Về chất lượng và độ bền của vải thường được đánh giá cao hơn so với vải thổ cẩm. Bạn có thể sử dụng damask làm khăn trải bàn, rèm cửa hay chăn ga gối đệm.

Vải Matelassé

Chất liệu được dệt theo công nghệ jacquard với chất liệu sợi bông, sợi tơ lụa,.. Ưu điểm của vải là độ co giãn tốt nhưng nhược điểm lại rất dễ xù lông.

Vải lụa Jacquard

Vải lụa jacquard cũng là một biến thế của vải jacquard. Sợi vải này rất nổi bật với đặc điểm: mềm mại, mát, mịn, thường được ứng dụng trong ngành thời trang cao cấp.

Ứng dụng vải jacquard

Jacquard trước đây chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực. Sau này, khi chúng phát triển hơn về công nghệ và hoàn thiện những đặc tính tốt nhất, jacquard  trở thành một trong những chất liệu phổ biến nhất hiện nay.

May mặc

Ứng dụng phổ biến nhất của jacquard là trong ngành thời trang. Với những đặc tính khác biệt trên, không sử dụng vải jacquard cho ngành thời trang sẽ là một thiếu sót lớn. Với hoa văn tinh tế, độ thẩm mỹ cao, độ sáng bóng độc đáo, ấn tượng, chất liệu được lựa chọn cho những trang phục cao cấp, phổ biến nhất là trang phục truyền thống: áo dài, váy, áo dự tiệc hay cả khăn. Mẫu mã từ vải jacquard thích hợp với nhiều người, tôn vinh vóc dáng của người mặc.

Thời trang là ứng dụng rộng rãi nhất của chất liệu jacquard

Thời trang là ứng dụng rộng rãi nhất của chất liệu jacquard

Trang trí nội thất

Nếu bạn đang sở hữu một không gian sống của riêng mình và muốn biến nó trở nên sang trọng và thanh lịch thì jacquard là lựa chọn hoàn hảo. Chất liệu được sử dụng làm rèm cửa, thảm, khăn trải bàn. Bạn có thể bắt gặp ở một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, các gia đình trung lưu.

Rèm cửa từ vải jacquard

Rèm cửa từ vải jacquard

Chăn ga gối

Những ưu điểm tuyệt vời của jacquard còn được nhà sản xuất chăn ga gối đệm ứng dụng vào các sản phẩm của mình. Hoa văn tinh tế trên lớp vải này mang đến vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm cho không gian. Bên cạnh đó, vải jacquard chống thấm nước hiệu quả, điều hòa thân nhiệt ổn định và khả năng kháng khuẩn tuyệt vời - là điểm cộng được nhiều người tiêu dùng yêu thích.

Những bộ chăn ga gối từ vải jacquard mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế

Những bộ chăn ga gối từ vải jacquard mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế

Cách giặt và bảo quản

Để giữ vải jacquard luôn bền đẹp, bạn cần lưu ý giặt và bảo quản đúng cách:

  • Chỉ nên giặt bằng tay, hoặc nếu giặt máy chỉ nên ở nhiệt độ khoảng 30 độ trở xuống
  • Không sử dụng các chất tẩy trắng vì dễ làm hỏng bề mặt vải
  • Với các vải jacquard sử dụng sợi kim loại nên làm sạch bằng cách lau khô để đảm bảo hiệu quả và an toàn
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Vải jacquard là một trong những sản phẩm sở hữu ưu điểm vượt trội với độ bền, đẹp, an toàn khi sử dụng. Đó cũng là lý do vì sao chúng được lựa chọn và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Hi vọng với thông tin hữu ích trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về chất liệu này.

Các tin khác