Vải bố là gì? Đặc điểm & ứng dụng chất vải bố trong đời sống

Viết bởi: Forever Bedding Ngày đăng: 06/03/2023 FOREVER trên FOREVER trên googlenews
Vải bố là gì? Đặc điểm & ứng dụng chất vải bố trong đời sống

TỔNG QUAN

Tên vải

Vải bố

Vải còn được gọi là

Canvas

Thành phần vải

Vải cotton, vải lanh, sợi tổng hợp, nylon, polyester vv...

Khả năng hút ẩm

Cao

Khả năng giữ nhiệt

Cao

Khả năng co giãn (cho)

Phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng

Dễ bị vón cục / sủi bọt

Thấp

Nhiệt độ giặt khuyến nghị

Trung bình đến nóng

Thường được sử dụng trong

Túi, buồm, lều, bạt, quần, áo khoác, vải bọc, đồ dùng mỹ thuật, ba lô, túi xách, giày

Vải bố là vật liệu phù hợp cho nhiều loại hình kinh doanh. Mỗi năm người ta sử dụng tới hàng nghìn sản phẩm được làm bằng vải bố . Nhưng ít người biết rằng làm thế nào mà loại vải bền bỉ và linh hoạt này lại trở thành trụ cột chính của ngành công nghiệp đến vậy. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về vải bố và những ứng dụng của chúng trong cuộc sống hiện nay.

Vải Bố là gì?

Cấu tạo

Vải bố (hay còn được gọi là vải canvas) là một loại vải dệt trơn thường được làm từ bông và ở mức độ thấp hơn là vải lanh. Vải bố được biết đến là loại vải bền, chắc và có độ chịu lực tốt. Ngày nay, bằng cách pha trộn với sợi tổng hợp (polyester hoặc nylon), vải bố có thể chống nước hoặc thậm chí không thấm nước, làm cho nó trở thành một loại vải được ưa chuộng để dùng ngoài trời.

Vải bố

Vải bố

Nguồn gốc

Khoảng 3000 năm TCN, những người Trung Hoa đầu tiên đã biết sử dụng cây gai dầu để kéo sợi và bện thành những đoạn dây thừng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, những tấm vải được làm từ gai dầu còn khá thô cứng, chưa ứng dụng được nhiều trong đời sống.

Vải bố ban đầu được làm từ sợi gai dầu có bề mặt thô cứng và tính ứng dụng không cao

Vải bố ban đầu được làm từ sợi gai dầu có bề mặt thô cứng và tính ứng dụng không cao

Đến năm 1500 TCN, người Ấn Độ khi ấy đã biết thêm bông vào gai dầu để tạo ra những tấm vải bố có độ mềm mại hơn nhưng vẫn đảm bảo giữ được độ bền vốn có. Khi cây bông và vải canvas được buôn bán trên khắp thế giới, sản xuất vải bông lan sang châu Âu vào thế kỷ thứ VIII sau công nguyên.

Vào thế kỷ VIII sau công nguyên, Saracens và Moors mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu, cụ thể là Barcelona và Venice. Tại đây, vải bố được thực hiện vào việc làm cánh buồm và trở thành vật liệu không thể thiếu trong ngành hàng hải của châu lục này suốt những thế kỷ sau đó.

Vải canvas là vật liệu không thể thiếu để làm cánh buồm cho những con tàu lớn

Vải canvas là vật liệu không thể thiếu để làm cánh buồm cho những con tàu lớn

Đến thế kỉ XVI, trong thời kì Phục Hưng ở Italia, vải bố được sử dụng rộng rãi để thay thế cho giấy vẽ tranh. Các họa sĩ Venice đánh giá cao chất liệu này vì khả năng bám màu và độ bền của nó . Tranh canvas khô nhanh hơn nhiều so với tranh bích họa, và cho thấy sự xuống cấp chậm hơn đáng kể so với việc vẽ tranh trên những tấm gỗ.

Và đến thế kỷ XX, loại vải này chính thức bắt đầu phổ biến khi Mỹ đưa chúng vào sản xuất tại các băng chuyền với số lượng lớn và theo hướng công nghiệp hóa.

Tính chất của vải bố

Tính chất vật lý

  • Bề mặt sần sùi, thô ráp
  • Chất vải dày dặn
  • Độ bền cao

Tính chất hóa học

  • Phân hủy nhanh
  • An toàn cho da
  • Bền với nhiệt, kém bền với axit và kiềm
  • Chống thấm nước

Vải bố có bề mặt sần sùi, thô ráp. Vải khá dày và có độ bền cao

Vải bố có bề mặt sần sùi, thô ráp. Vải khá dày và có độ bền cao

Quy trình sản xuất vải bố

Kéo sợi

- Bông vải sau khi thu hoạch thô được đóng lại dưới dạng các kiện bông thô

- Bông thô được đánh tung, làm sạch và thu được dưới dạng tấm phẳng đều

- Sợi bông được kéo thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống.

- Sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và các phụ gia để tạp màng hồ bao quanh sợi bông, tăng độ bền trơn của sợi.

Dệt vải

- Vải được dệt bằng máy với sự kết hợp của sợi ngang và sợi dọc.

- Nấu vải ở nhiệt độ cao với dung dịch hóa học và chất phụ trợ, loại bỏ hồ vải và tạp chất còn dư.

- Tẩy trắng để vải mất màu tự nhiên, sạch dầu mỡ và dễ nhuộm vải

Nhuộm vải

Vải bố có thể nhuộm nhiều màu sắc khác nhau

Vải bố có thể nhuộm nhiều màu sắc khác nhau

- Xử lý vải qua thuốc nhuộm, chất phụ gia để tăng độ bám màu.

- Sau mỗi quá trình nhuộm lại đem giặt nhiều lần để loại bỏ hợp chất, chất bẩn còn dư.

- Cuối cùng đem vải vào vắt sạch để tăng độ mềm & chống co rút

Ưu nhược điểm của vải bố

Ưu điểm

Vải bố được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm vô cùng lớn như sau:

  • Vải có độ bền cao
  • Khối lượng vải nhẹ, dễ bảo quản và vệ sinh
  • Vải không nhăn, dễ gấp gọn bảo quản
  • Có độ bám màu tốt, không phai ngay cả trong điều kiện giặt máy
  • Vải có khả năng chống thấm tốt khi trời mưa
  • Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe người dùng
  • Thân thiện với môi trường
  • Khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc, chống cháy
  • Giá thành rẻ

Vải bố thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Vải bố thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Nhược điểm

  • Độ dày cao nên giặt lâu khô
  • Mật độ dệt thưa, dễ rách
  • Không chịu được tải trọng lớn

Phân loại các loại vải bố hiện nay

Phân loại theo định tính, định lượng

  • Vải Kaki với định lượng 14oz: thành phần 100% polyester
  • Vải bố với các định lượng lần lượt là 4oz, 6oz và 12oz: thành phần 100% sợi cotton
  • Vải bố với định lượng 18oz: thành phần 100% cotton
  • Vải bố định lượng 12oz: thành phần 35% polyester và 65% cotton

Phân loại dựa theo thành phần cấu tạo nên vải

  • Vải dệt từ sợi tổng hợp như PE và Nylon: với thành phần từ gốc dầu mỏ nên loại vải này khó phân hủy trong môi trường. Chúng bền, dễ nhuộm màu và được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Vải được dệt từ những sợi gai dầu: Cây gai dầu là vật liệu bền nhất, chống ẩm mốc tốt, độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao mà các nhà sản xuất dệt có thể sử dụng để làm vải bạt. Không giống như vải lanh, sợi gai dầu không linh hoạt và chống mài mòn, chúng cứng và thiếu tính thẩm mỹ.
  • Vải được dệt từ sợi lanh: đây là chất liệu chính làm nên vải canvas - những tấm vải được sử dụng trong việc in vẽ tranh. Bởi quá trình sản xuất phức tạp, tốn kém nên giá thành vải canvas khá cao và ít được sử dụng. Tuy nhiên các nhà sản xuất đánh giá cao vải lanh vì độ bền cứng của nó. Vải lanh có thể tồn tại lâu hơn vải cotton.
  • Vải được dệt từ Cotton: Hầu hết vải bố trên thị trường có chứa sợi bông. So với vải lanh và sợi gai dầu, bông co giãn hơn, và mềm hơn và mịn hơn khi chạm vào. Đồng thời, cotton kém bền hơn vải lanh hoặc sợi gai dầu.

Ứng dụng của vải bố

Vải bố là một loại vải cực kỳ linh hoạt, có rất nhiều công dụng từ thời trang, trang trí nhà cửa cho đến phụ kiện đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất:

May giày dép

Giày thể thao Converse với chất liệu chính làm từ vải bố

Giày thể thao Converse với chất liệu chính làm từ vải bố

Converse và giày thể thao của Tom là hai trong số những hãng sản xuất đồ thể thao lớn trên thế giới thành công với việc làm nên những chiếc giày từ vải bố vô cùng đặc trưng. Với giày làm từ vải bố cao cấp bàn chân bạn được thoáng mát hơn, trọng lượng nhẹ và di chuyển linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, dùng vải bố để làm giày còn giúp bạn dễ dàng vệ sinh, độ bền cao, tiết kiệm được chi phí thay mới.

Giày thể thao, thời trang làm từ vải bố phù hợp với nhiều phong cách ăn mặc khác nhau, dễ gây ấn tượng với người đối diện.

Phụ kiện bàn ăn

Sử dụng vải bố làm khăn trải bàn

Sử dụng vải bố làm khăn trải bàn

Ở các nước châu Âu, việc trang trí bàn ăn bằng những tấm vải bố nhẹ nhàng, tối giản đã trở thành nét đặc trưng không thể thay thế. Nhờ ưu điểm độ bền cao, dễ vệ sinh giặt giũ nên những tấm trải không chỉ giúp bàn ăn thêm sạch sẽ mà còn giúp không gian ăn uống trở nên đẹp mắt, ấn tượng hơn.

Rèm cửa

Để làm rèm cửa, người ta thường sử dụng vải bố cotton hoặc vải bố kết hợp sợi lanh để tăng độ rủ và mềm mại. Rèm làm từ chất liệu này không chỉ che nắng, làm mát hiệu quả mà còn dễ giặt giũ khi vệ sinh định kì.

Bạn cũng có thể lựa chọn rèm với các phong cách khác nhau từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến cầu kì. Những tấm rèm kết hợp họa tiết sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho không gian sống.

Vỏ bọc gối, ghế, đồ nội thất

Sử dụng vải bố để bọc ghế ngồi tiện ích

Sử dụng vải bố để bọc ghế ngồi tiện ích

Với những người yêu thích phong cách vintage, tối giản thì việc dùng vải bố để làm chất liệu bọc gối, ghế, sofa, đồ nội thất khác không còn quá xa lạ. Chúng thường được dùng để decor phòng khách, phòng học hoặc thậm chí dùng trong các quán cà phê để tăng tính độc đáo.

Bìa sách

Bìa sách làm bằng vải bố

Bìa sách làm bằng vải bố

Bạn có thích đồ handmade không? Nếu có chắc chắn không thể bỏ qua những cuốn sổ được làm từ vải bố. Thay vì việc dùng cát-tông hay da, người ta dùng vải bố kết hợp các họa tiết làm thủ công để tạo nên diện mạo trang bìa mới cho cuốn sổ. Bạn có thể dùng chúng để tặng bạn bè, ghi nhật ký hoặc những kế hoạch công việc của bản thân.

Tranh canvas

Tranh canvas đã có từ lâu nhưng vài năm trở lại đây việc trang trí nhà cửa bằng tranh canvas mới trở nên thực sự phổ biến. Người ra dùng vải bố kết hợp sợi cotton để tăng độ bám màu, độ bền giúp những bức vẽ trở nên sống động, nghệ thuật hơn.

Balo, túi xách

Những chiếc túi xách đậm phong cách vintage từ chất liệu vải bố

Những chiếc túi xách đậm phong cách vintage từ chất liệu vải bố

Vải bố là một chất liệu phổ biến để sử dụng trong các loại túi xách, balo từ balo du lịch, balo đi phượt, balo thể thao, balo laptop. Vải bố bền, chống nước, làm nên những chiếc balo tuyệt vời có thể sử dụng hàng ngày.

Phông nền

Vải bố nhẹ, bền, không nhăn nên được các nhiếp ảnh gia ưa chuộng sử dụng làm phông nền để chụp các shoot hình nghệ thuật

Lều

Vải bố chịu lực rất tốt để xây dựng nơi trú ẩn và nó là vật liệu phổ biến cho lều và các vật dụng cắm trại khác.

Vải canvas tác động đến môi trường như thế nào?

Bây giờ thì bạn đã biết vải bố được làm bằng gì nên bạn có thể đánh giá tác động của nó đối với môi trường. Nếu quy trình được sử dụng để sản xuất vải bố chỉ liên quan đến các vật liệu tự nhiên như bông, vải lanh, hoặc sợi gai dầu, thì nó hoàn toàn không gây hại gì cho hệ sinh thái.

Vải bố thô là dòng vải bền bỉ, thân thiện với con người và môi trường

Vải bố thô là dòng vải bền bỉ, thân thiện với con người và môi trường

Tuy nhiên, trong thời hiện đại này, vật liệu tổng hợp PVC cũng được sử dụng, gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường do cách chúng được sản xuất.

Gesso là một chất được sử dụng trong việc hoàn thiện những tấm vải canvas nghệ thuật. Nó là hỗn hợp của các vật liệu tự nhiên và tổng hợp, trong đó có PVC. Loại nhựa này có thể tạo ra dioxin gây ô nhiễm môi trường nếu nó được xử lý không đúng cách

Tuy nhiên, nhìn chung vải bố vẫn là một loại vải thân thiện, ít có tác động tiêu cực đến sinh thái cũng như việc sản xuất được kiểm soát tốt hơn, giúp hạn chế những rủi ro về sự ô nhiễm.

Cách nhận biết vải bố

  • Bằng mắt

Vải bố có bề mặt khá thô, nhìn bằng mắt chúng ta sẽ thấy các sợi vải hiện rõ, thô nhám, sần sùi. Khi sờ bạn cũng sẽ cảm nhận được chúng không mềm mại như các chất liệu khác.

  • Đốt

Khi đốt vải bố mà thấy mùi nhựa khét, bị vón cục, không có tro thì đó là vải làm từ sợi tổng hợp (có chứa PE và nylon)

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng các bạn đã có thêm hiểu biết về vải bố - một trong những dòng vải bền nhất hiện nay. Vải bố là một chất liệu rất tốt hiện nay, sử dụng vải bố cũng là cách để chúng ta chung tay vào việc bảo vệ môi trường sống.

Các tin khác