Vải denim rất phổ biến, chúng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn vải denim và vải jean là một và không biết sự khác nhau cũng như cách phân biệt giữa chúng. Loại vải này có những tính năng gì nổi bật? Hãy cùng bài viết tìm câu trả lời ngay nhé.
Khái niệm vải denim
Vải denim là gì?
Denim là loại vải thô với thành phần 100% vải cotton, được dệt đan chéo. Hình thức dệt denim phổ biến là dệt thoi kết hợp với nhiều sợi trắng và sợi chàm, trong đó sợi trắng chạy ngang còn sợi chàm chạy dọc. Ngày này vải denim có nhiều cải tiến mới trong thành phần nên chúng còn được pha thêm các loại sợi khác như lycra hay polyester để chống nhăn và chống co rút sợi.
Vải denim thường có màu xanh lam vì trong thành phần sử dụng chất nhuộm màu chàm. Còn ngày nay, denim có nhiều màu hơn nhưng đặc trưng vẫn là xanh. Đây cũng là chất liệu được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
Denim ngày nay cải tiến với nhiều màu sắc khác nhau, chủ đạo vẫn là xanh
Đặc điểm nổi bật của denim có thể dễ dàng nhận ra trên bề mặt vải với những đường chéo đan nhau, đó là kết quả công nghệ dệt hình thoi, đan chéo nổi bật của sản phẩm. Đây cũng là đặc điểm khác biệt của vải denim với vải cotton.
Cách phân biệt vải jean và denim
Vải denim và vải jean thường bị nhẫm lần nhiều nhất trên thị trường thời trang. Lý do là bởi ý nghĩa tên gọi của hai chất liệu chưa rõ ràng, phần vì màu sắc cũng như vẻ ngoài của chúng có nhiều nét tương đồng nhau. Nhiều người mơ hồ sự khác biệt của hai loại vải này nên chúng vô tình bị thay thế cho nhau hoặc sử dụng sai mục đích. Nói một cách dễ hiểu, tất cả quần jean đều được làm từ vải denim, nhưng ngược lại, quần áo từ vải denim không hẳn được làm từ vải jean. Nói cách khác, vải denim là loại vải thô từ 100% sợi cotton với hình thức dệt thoi, được sử dụng phổ biến trong sản xuất quần hay các phụ kiện thời trang khác.
Để có thể phân biệt rõ hơn về hai loại vải này, bạn có thể tham khảo thông tin trong bảng dưới đây:
Vải Jean |
Vải denim |
|
Nguồn gốc |
Được lấy cảm hứng từ thành phố Genoa, Ý - thành phố của sự tối giản và cổ điển |
Denim xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào thế ký 17 |
Chất liệu |
Làm từ vải denim |
Được dệt từ sợi cotton |
Độ bền |
Bền bỉ với thời gian |
Độ bền tùy thuộc vào cách xử lý sợi vải |
Cách dệt |
Được dệt từ hai sợi xanh chàm với sợi cotton duck còn được gọi là bông thô |
Dệt từ những sợi vải đã được dệt trước, các sợi thường gồm sợi xanh và sợi trắng |
Ứng dụng |
Chủ yếu là trang phục may mặc |
Trang phục thường ngày, phụ kiện |
Lịch sử ra đời của vải denim
Denim xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Nimes tại Pháp vào những năm thuộc thế kỷ 17. Cái tên Denim bắt nguồn từ loại vải “serge de Nimes”. Cuối thế kỷ 18, vải denim được sử dụng phổ biến ở Mỹ với ứng dụng chủ yếu là may quần jean màu xanh dương (chất denim khi đi thường có màu xanh làm với thuốc nhuộm chàm).
Những người thợ mỏ rất ưa chuộng quần jean bởi độ bền và chịu lực tốt
Denim đã được sử dụng từ niên đại thế kỷ 17. Vào những năm 1800, những công nhân khai thác mỏ tìm kiếm một loại quần có độ bền cao. Khi đó Loeb Strauss - cha đẻ của vải jean và Jacob Davis (một thợ may) cùng bắt tay nhau làm nên những chiếc quần jean đầu tiên làm từ 100% sợi cotton, được những người thợ mỏ vàng yêu thích vì chúng ít sờn rách, độ bền cao.
Vào những năm 30, Hollywood đưa chất liệu denim lên màn ảnh với thước phim cao bồi cá tính trong những bộ trang phục denim bụi bặm, phong cách.
Quy trình sản xuất vải denim
Cũng giống như các chất liệu vải khác, denim cũng trải qua công đoạn sản xuất nghiêm ngặt, phức tạp:
- Do được làm từ sợi cotton nên bước đầu tiên không thể thiếu là thu hoạch bông, ginning, làm thành kiện. Sau khi sơ chế, làm sạch, sợi bông được xử lý, kéo thành sợi, nhuộm với thuốc nhuộm chàm để vải có màu xanh đặc trưng của denim.
Những cuộn sợi vải denim được sử dụng để dệt thành phẩm
- Sợi nhuộm và sợi trắng được đưa vào vào tiến hành dệt làm thành vải denim. Các sợi xanh tạo thành sợi dọc, dệt cùng các sợi ngang màu trắng để tạo thành chất vải có màu xanh hơn.
- Sau khi quá trình dệt vải được hình thành, chúng được chuyển sang các công đoạn hoàn thiện như loại bỏ sợi ngắn, sợi rời, xơ vải. Vải denim sau đó được cuộn thành cuộn lớn để tiến hành các bước ứng dụng tiếp theo của vải. Denim còn được thực hiện prewashing sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp để làm sạch và làm mềm vải.
Vải denim thành phẩm được cắt thành nhiều mẫu mã khác nhau để đáp ứng công năng sử dụng của nó.
Phân tích ưu nhược điểm vải denim
Với công đoạn sản xuất cùng sự đặc biệt trong cách dệt đã mang đến cho denim những đặc điểm nổi bật. Hãy cùng xem chất liệu này có những ưu, nhược điểm gì nhé.
Ưu điểm vải denim
- Tính thẩm mỹ cao
Đây là ưu điểm cũng là điểm khác biệt hoàn toàn của denim so với những chất liệu khác. Vẻ đẹp của loại vải này có thể sử dụng trên nhiều trang phục khác nhau như quần áo, giày dép, túi xách. Đặc biệt denim rất khó bị sờn, rách, lại sở hữu vẻ “bụi bặm” nên rất được ưa chuộng. Đó cũng là lý do vì sao denim là giữ cho mình vị thế trong ngành thời trang dù nhiều loại vải mới ra đời.
Điểm cộng của những chiếc quần jean là không nhăn, đứng dáng, tính thẩm mỹ cao
Một yếu tố góp phần giữ cho denim có tính thẩm mỹ tốt là chúng có khả năng chống nhăn tốt. Công đoạn sản xuất pha trộn giữa sợi polyester và sợi cotton theo cách truyền thống giúp chất liệu vải không bị co lại, từ đó các nếp nhăn hay nếp gấp trên vải cũng được khắc phục rõ rệt. Những loại quần jean như jean bụi, quần yếm, quần jean denim được yêu thích một phần vì khả năng chống nhăn hoàn hảo, phần còn lại nhờ vẻ đẹp mà nó mang lại cho người mặc.
- Đặc tính cứng cáp
Denim sở hữu tính cứng cáp hoàn hảo mà chỉ số ít các chất liệu vải ngày nay có thể làm được. Tuy nhiên chúng lại không hoàn toàn thô cứng nên vẫn đảm bảo vẻ đẹp phong cách cho trang phục. Tính cứng cáp của chất liệu giữ cho dáng cho trang phục, hay các sản phẩm denim khác khi chúng được cất giữ trong tủ đồ. Thậm chí chúng còn có thể tự đứng mà không cần giá treo.
- Độ bền cao
Sử dụng kỹ thuật dệt con thoi giữa sợi ngang và sợi dọc nên kết cấu sợi vải denim khá vững chắc, đem đến độ bền cao. Có thể thấy denim hội tụ rất nhiều ưu điểm trong một loại vải như chắc chắn, bền, dày dặn, ít nhăn, co giãn nhẹ. Có lẽ bởi thế nên chất liệu được người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu thích.
- Giá thành đa dạng
Với nhiều chất liệu denim khác nhau, giá thành của vải denim cũng đa dạng. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ loại vải denim nào phù hợp với túi tiền của mình với giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu.
Nhược điểm
- Khả năng co giãn không cao
Vải denim có khả năng co giãn nhẹ
Chất liệu denim không phải là lựa chọn tối ưu cho những trang phục thể thao hay dành cho người thường xuyên vận động nhiều bởi khả năng đàn hồi, co giãn của denim không được đánh giá cao. Mặc dù vải sở hữu độ cứng cáp vượt trội nhưng vẫn đảm bảo mềm mại, không gây khó chịu cho người mặc nhưng lại cản trợ đáng kể cho những hoạt động thể thao hay vận động nhiều bởi khả năng co giãn.
- Độ bền màu thấp
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như chất lượng vải tốt, không bị rách, nhăn thì denim có độ bền màu thấp hơn so với các chất liệu may khác. Đặc biệt với một số loại dry denim thì cần chú ý hơn trong cách giặt và bảo quản để tránh bị phai màu, bạc màu… Một số chất liệu denim cổ điển cũng có khả năng giữ màu kém nên bạn cần chú trọng cách giặt và bảo quản loại vải này.
Nhược điểm của denim là độ bền màu không cao, dễ phai khi giặt nhiều lần
- Lâu khô
Do chất liệu vải dày dặn, hơi cứng nên khi giặt thường lâu khô, tốn thời gian giặt giũ và phơi khô hơn loại vải khác.
Phân loại vải denim
Denim - với sự kết hợp nhiều sợi vải khác nhau đem đến những chất liệu vải đa dạng, có thể điểm danh một số loại vải denim phổ biến hiện nay như:
Denim 100% cotton
Sử dụng 100% denim trong thành phần chính là chất vải truyền thống. Đây cũng là loại vải denim phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để may quần dài hoặc quần sooc. Tuy nhiên, do được làm từ sợi denim truyền thống nên khó tránh khỏi nhược điểm co giãn kém, vì thế quần denim không thích hợp để chơi thể thao hay vận động nhiều.
Raw denim
Chất raw denim hay còn gọi là denim thô. Chúng không được giặt sau khi nhuộm nhằm giữ nguyên bản tính chất của loại vải này. Chính bởi vậy, màu xanh của denim thô thường đậm hơn và cũng nặng hơn các chất liệu denim khác.
Selvage denim
Loại denim này có tên gọi khác biệt nên tính chất vải cũng rất nổi bật. Selvage denim sở hữu đường may viền ở góc cạnh nên độ bền vải tăng lên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ. Thiết kế vải nhờ thế mà tinh xảo hơn, giá thành đắt hơn so với các loại vải denim khác.
Stretch denim
Stretch denim là sự kết hợp giữa 97 -98% sợi cotton và phần còn lại là spandex nên chúng có khả năng co giãn tốt hơn, nổi bật hơn các chất denim khác. Sự pha trộn này đem đến tính năng đàn hồi vượt trội, khắc phục nhược điểm của vải denim. Trang phục sử dụng stretch denim dễ dàng di chuyển, co giãn tốt, đồng thời hỗ trợ tốt hơn khu vực mông hay đùi. Với chất liệu và tính ứng dụng cao nên không bất ngờ nếu chúng có giá thành cao hơn các loại vải khác. Quần denim co giãn là một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường ngày nay.
Poly denim
Nếu ai là tín đồ của polyester và đặc tính vải nhẹ, giặt nhanh khô thì không thể bỏ qua chất liệu poly denim với sự kết hợp khoảng <5% polyester trong thành phần vải. Poly denim thường được ưu tiên trong những thiết kế quần skinny jean cho nam và nữ và rất được ưa chuộng bởi chúng có màu xanh đặc trưng của jean mà độ co giãn, mềm mại lại tốt như các loại quần cotton khác.
Ứng dụng
Denim là nốt nhạc không thể thiếu trong bản hòa ca thời trang thế giới. Vẻ đẹp của chất liệu này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác ngoài may mặc. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
May mặc
Denim ngay từ khi ra đời cho đến nay vẫn chưa bao giờ lỗi mốt và cũng là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong ngành thời trang may mặc. Những mẫu trang phục được làm từ chất liệu denim thường mang đến vẻ đẹp cá tính, bụi bặm, phong cách lãng tử, phong trần cho nam giới hay phá cách, nghịch ngợm cho nữ giới. Denim có thể sử dụng cho hầu hết các loại trang phục như quần, áo, váy, giày, dép,....
May quần là ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu này
Phụ kiện
Ngoài sử dụng để may quần áo, vải denim cũng mang vẻ đẹp bụi bặm của mình trong một số phụ kiện, góp phần tô diện thêm phong cách cho người mặc:
- Mũ, nón
- Thắt lưng
- Ví đựng
- Túi xách
Đồ nội thất
Nội thất sử dụng vải denim
Chất liệu bền bỉ và màu sắc đặc trưng của denim không chỉ được ứng dụng trong ngành thời trang mà còn trong lĩnh vực nội thất. Nếu bạn là tín đồ của denim thì không thể bỏ qua những vật dụng trang trí nội thất mới lạ đầy bụi bặm như bọc đèn; bọc ghế sofa,...
Cách bảo quản vải denim
Vì vải denim dễ phai màu nên bạn cần lưu ý khi bảo quản và giặt để giữ được độ bền màu và chất lượng cho loại vải này:
Vải denim nên được giặt riêng để tránh phai màu sang quần áo khác
- Không giặt nhiều lần
Bản chất của denim là dễ phai màu nên nguyên tắc đầu tiên bạn cần lưu ý khi sử dụng denim là hạn chế giặt chất liệu này. Vì nếu giặt quá nhiều lần sẽ khiến chúng nhanh chóng bị phai màu, mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.
- Sử dụng nước giặt
Bạn có biết tại sao không nên sử dụng bột giặt với các trang phục từ denim? Đó là bởi bề mặt của vải khá bám khi giặt bằng bột giặt nên nếu không làm sạch đúng cách, bột giặt chưa chắc đã được hòa tan hoàn toàn, bột sót bám lại vải gây phai màu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng vải. Vì thế bạn nên giặt denim với nước giặt hoặc hòa tan hoàn toàn bột giặt với nước trước khi cho vào trang phục denim.
- Giặt riêng
Khi mới mua, bạn nên giặt riêng denim để chúng phai hoàn toàn màu trong lần giặt đầu tiên. Thậm chí, nếu không muốn nhuộm xanh những chiếc váy áo khác thì bạn nên giặt riêng các trang phục từ vải denim.
Tác động của vải denim đối với môi trường
Như đã nói bên trên, vải denim được làm từ 100% cotton. Đây là loại sợi từ tự nhiên, có khả năng tự phân hủy sinh học và không gây ra tác động xấu với môi trường. Tuy nhiên, quá trình canh tác và trồng bông lại gây ra một tác động lớn khi chúng sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu và các loại phân bón độc hại. Việc lạm dụng quá nhiều các chất này đang tăng nguy cơ ô nhiễm đất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra việc sử dụng phân bón hóa học cũng làm cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng như động vật bị nhiễm độc hay biến chứng về sức khỏe.
Vải denim được sử dụng phổ biến ở mọi nơi trên toàn cầu. Với những ưu điểm nổi bật mà denim ngày càng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Hiểu được đặc tính của vải cũng như tác động vô hình của vải đến môi trường, bài viết hi vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn đúng đắn về việc sử dụng vải denim.